- Trang chủ
- > Sách
- > An toàn
- > Bé và ti giả
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Bé và ti giả
- Tác giả:
- Thể loại: An toàn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nhiều bé sử dụng ti giả để bình tĩnh và xoa dịu bản thân trong suốt thời gian tập đi, thậm chí là cả khi đã đi mẫu giáo rồi. Các chuyên gia gọi ti giả là một vật chuyển hướng chú ý – vì nó có thể giúp bé giảm căng thẳng, thích nghi với tình huống mới hoặc khó khăn, giống như bắt đầu đi nhà trẻ hay bắt đầu một chuyến đi dài.
Nếu bé không tự bỏ thói quen ngậm ti, bạn cần bắt đầu thuyết phục để bé từ bỏ nó sớm. Nếu bé có vẻ dễ bị nhiễm trùng tai, bỏ ngậm ti sẽ giúp bé giảm bớt nguy cơ này. Một nghiên cứu cho thấy rằng, bé không dùng ti giả sẽ giảm được 33% nguy cơ nhiễm viêm tai giữa so với các bé ngậm ti giả nhiều.
Nếu bé có vấn đề với việc phát triển ngôn ngữ, ti giả sẽ là một trở ngại. Bởi vì ti giả khóa miệng bé ở một vị trí không tự nhiên, làm bé khó khăn hơn trong việc phát triển cử động lưỡi và môi của mình bình thường.
Nếu bé đang học nói, việc bé nói với một cái ti giả trong miệng sẽ hạn chế cơ hội bé mở miệng nói, dễ nói ngọng và không rõ lời, đồng thời lưỡi cũng sẽ bị chèn khi cử động. Cá biệt một số trường hợp, dùng ti giả sẽ khiến lưỡi bé đẩy ra giữa hai hàm răng, điều này có thể gây khó khăn cho việc mọc răng và dẫn đến việc bé phát âm không chuẩn sau này.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn cần hạn chế thời gian ngậm ti của bé càng nhiều càng tốt. Hãy sử dụng một phương pháp nhẹ nhàng, tình cảm và không ảnh hưởng nhiều đến khuynh hướng phát triển của bé. 18 tháng là độ tuổi phù hợp để chấm dứt hoàn toàn việc ngậm ti.
Các chuyên gia khác, và một số phụ huynh khác, cho rằng vấn đề không có gì nghiêm trọng. Nếu bé cần ngậm hay cắn một thứ gì đó, mà ti giả đã bị lấy đi rồi, bé sẽ ngậm ngón tay, hoặc cổ áo, cách nào cũng được!
Sử dụng ti giả có ảnh hưởng đến răng của bé?
Nếu bé có thói quen mút kéo dài và liên tục, đến một thời điểm nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng cửa. Các nha sĩ nhi khoa nói rằng, việc ngậm ti giả sẽ không gây ra vấn đề gì về răng cho đến khi bé mọc răng vĩnh viễn (khoảng 4-6 tuổi). Tuy nhiên, bạn cũng nên nói về việc bé ngậm ti giả để nha sĩ kiểm tra răng và hàm của bé để chắc chắn mọi việc đều ổn.
Cách nào tốt nhất để bé “cai” ti giả?
Lý tưởng nhất là những bé tập đi sẽ sớm có dấu hiệu “cai” ti giả. Vì nhu cầu ngậm, mút của bé đang giảm dần và bé cũng học được nhiều cách hiệu quả khác để chế ngự nó.
Để giúp bé, bạn có thể dự đoán khi nào bé cần ngậm ti giả và cho bé một món đồ chơi khác thay thế. Nếu bé có xu hướng ngậm ti khi cảm thấy buồn chán, hãy lên kế hoạch trước và rủ rê bé tham gia một trò chơi khác thú vị hơn. Bạn có thể đưa cho bé một quyển sách ảnh, hoặc làm mặt hề chọc bé thay vì đưa ti giả cho bé ngậm.
Nếu bé cần ngậm ti giả khi cảm thấy bất an hoặc lo lắng, hãy giúp bé diễn đạt cảm xúc của mình. Hỏi bé những câu đơn giản để biết được chính xác bé đang cảm thấy thế nào và trấn an bằng cách ôm, hôn bé.
Để hạn chế sự phụ thuộc của bé vào ti giả, bạn nhớ ngợi khen khi bé đi đâu làm gì đó mà không ngậm theo ti giả. Bạn cũng có thể hạn chế bé sử dụng ti giả vào giờ ngủ trưa và ngủ tối, nói với bé lý do rằng: “Chúng ta sẽ không nói về ti giả trong thời gian nghỉ ngơi”.
Khi bạn đã sẵn sàng, và bé cũng đã đủ lớn để hiểu về khái niệm này, thì có thể sử dụng lịch để áp dụng những ngày không-ti-giả, và thưởng cho bé một nhãn dán xinh xắn hoặc thêm nửa giờ đọc truyện trước khi ngủ. Bạn cũng có thể hứa hẹn với bé những phần thưởng hấp dẫn như là một chuyến đi chơi hay một cái bánh kem ngon lành nếu bé tích lũy đủ số nhãn dán trong tuần.
Nha sĩ của bé cũng có thể khuyến khích và hỗ trợ bé trong việc từ bỏ ti giả. Một số nha sĩ còn có nơi dành cho bé đổi ti giả để lấy một món quà xinh xắn (thường là bàn chải phù hợp với độ tuổi). Một số phụ huynh áp dụng câu chuyện “Tiên ti giả” – giống như “Tiên răng” khá thành công với bé. Nàng tiên này đã lấy hết số ti giả của bé chỉ sau một đêm và để lại một món quà xinh.
Vệ sinh ti giả
Cho đến khi bé nhà bạn thật sự “cai” được thì bạn vẫn phải chăm chỉ vệ sinh ti giả mỗi ngày: Rửa sạch nó lập tức ngay khi bé làm rơi và ít nhất mỗi ngày một lần rửa sạch nó thật kỹ trong nước xà phòng ấm. (Ngâm ti giả trong hỗn hợp nước và giấm trắng theo tỉ lệ 50/50 sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Rửa sạch và phơi khô). Dạy bé không chia sẻ ti ngậm với bạn khác.
Khi vệ sinh ti, bạn cần kiểm tra lại để đảm bảo ti vẫn được gắn chặt và không bị hư hỏng. Thay thế ngay khi ti giả có dấu hiệu hao mòn. (Ti giả khi nổ hoặc vỡ có thể gây nghẹt thở, nguy hiểm cho bé).
Thời lượng xem ti vi, máy tính bảng hợp lý cho trẻ
Tôn trọng hệ vi thể là tôn trọng sức khoẻ, cẩn trọng với kháng sinh
Cha mẹ dạy mãi mà con vẫn ăn những thức ăn "độc hại", tất cả chỉ vì những lý do này
Nguyên tắc an toàn cho trẻ đi thang cuốn
Tại sao bé lại đập đầu mình vào giường cũi?