• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Bệnh giang mai trong quá trình mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai trong quá trình mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra bởi vi khuẩn. Nếu không được điều trị, giang mai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. May mắn rằng, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Giang mai có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người bị bệnh. Cách thức lây nhiễm chính của bệnh là thông qua âm đạo, hậu môn, hoặc quan hệ tình dục bằng miệng, nhưng nó cũng có thể lây nhiễm khi hôn một người bị bệnh có thương tổn ở môi hoặc trong miệng hoặc bằng cách tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.

Giang mai có thể lây nhiễm cho em bé của bạn thông qua dạ con trong quá trình mang thai hoặc do em bé tiếp xúc với vùng bị tổn thương trong quá trình nuôi dưỡng.

Ở Mỹ, sự lây nhiễm thường hiếm xảy ra giữa phụ nữ với nhau, với một trường hợp trên 100,000 phụ nữ vào năm 2011. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều ở những cộng đồng có mức đói nghèo cao, giáo dục thấp và không được tiếp cận đầy đủ với các điều kiện chăm sóc sức khỏe.

Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (The Centers for Disease Control and Prevention) đã nhận được báo cáo có 360 bé sơ sinh nhiễm giang mai vào năm 2011.

Triệu chứng là gì?

Quá trình bị bệnh giang mai có nhiều giai đoạn, với các triệu chứng khác nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và khác nhau giữa người này và người khác. Trong một số trường hợp, các triệu chứng không đáng chú ý và bạn có thể không biết bạn nhiễm bệnh cho đến khi làm xét nghiệm.

Trong giai đoạn đầu tiên, được biết như giai đoạn khởi phát của bệnh, các triệu chứng đặc trưng là đau và có vết thương (hoặc nhiều vết thương) bị nhiễm trùng nặng với tình trạng gia tăng được gọi là săng giang mai. Săng xuất hiện ở những vị trí lây nhiễm, thường sau 3 tuần bạn bị nhiễm vi khuẩn, nó có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn 3 tuần.

Vì săng có thể ở trong âm đạo hoặc trong miệng, bạn có thể không bao giờ nhìn thấy nó. Săng cũng có thể xuất hiện ở môi âm hộ, đáy chậu, hậu môn, hoặc môi và các nốt lymph có thể lan rộng trong vùng có các vết thương phát triển.

Nếu bạn có những triệu chứng gần đúng như ở giai đoạn trên, việc lây nhiễm có thể được xử lý. Nếu bạn không được điều trị, các vết thương kéo dài từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 và sẽ tự lành. Tuy nhiên, vi khuẩn (được biết đến là spirochetes) vẫn tiếp tục sinh sản và lan rộng qua máu. Khi điều đó xảy ra, qua trình nhiễm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, gọi là giang mai giai đoạn thứ hai.

Trong giai đoạn hai, giang mai có thể có rất nhiều triệu chứng khác nhau xuất hiện sau khi vết thương đầu tiên xuất hiện một tuần hoặc một tháng, nhưng chúng lại có thể không đáng chú ý.

Phần lớn những người nhiễm bệnh ở giai đoạn hai phát triển các vùng phát ban không ngứa, thường ở gan bàn tay và gan bàn chân, mặc dù nó có thể xuất hiện ở các phần khác của cơ thể. Bạn cũng có thể có tổn thương ở miệng và âm đạo, cũng như thấy đau và các mụn có thể lây nhiễm tại các vùng sinh dục bị tổn thương , cúm cũng được xem như một triệu chứng cùng với giảm cân và rụng tóc. Sự nhiễm bệnh vẫn có thể được chữa khỏi ở giai đoạn này.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng chung sẽ tự mất đi trong vài tháng, nhưng bạn vẫn đang nhiễm bệnh. Vi khuẩn tiếp tục nhân lên một cách âm ỉ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng những năm sau đó.

Trên thực tế, một phần ba số người không có sự điều trị hợp lý sẽ tiến triển tới giang mai giai đoạn ba. Giai đoạn sau của bệnh có thể phát triển trong 30 năm sau thời điểm bị nhiễm bệnh đầu tiên và có thể gây ra những bất thường nguy hiểm ở tim. Những tổn thương chết người tiềm tàng và nguy hiểm có thể phát triển trong xương, trong da và trong các cơ quan chính. Rất may mắn, phần lớn bệnh nhân có sự chữa trị đủ sớm thường ít chuyển sang giai đoạn ba của bệnh.

Giang mai cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương - não bộ và dây thân kinh. Được gọi là giang mai thần kinh, và có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Ở giai đoạn sớm, nó có thể gây ra các vấn đề như viêm màng não. Giai đoạn muộn, giang mai thần kinh có thể dẫn đến tai biến, mù, điếc, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, các vấn đề về dây thần kinh, và có thể gây tử vong.

Bệnh giang mai ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sức khỏe em bé thế nào?

Giang mai có thể di chuyển từ mạch máu của bạn thông qua nhau thai và nhiễm bệnh cho em bé của bạn bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Nó cũng có thể lây nhiễm cho em bé của bạn trong quá trình sinh bé. Nếu bệnh của bạn được phát hiện và điều trị trước đó, bạn và em bé của bạn sẽ gần như không bị ảnh hưởng gì.

Nếu bạn không được điều trị, khả năng cao là em bé của bạn sẽ bị nhiễm bệnh, đặc biệt nếu bạn đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhất. Khoảng 50% phụ nữ mang thai không được chữa giang mai sớm sẽ sinh ra những em bé bị nhiễm bệnh (so với 1- 2 % phụ nữ được điều trị). Họ có thể mất đứa trẻ do sảy thai, thai lưu hoặc ngay sau khi sinh, hoặc đứa trẻ có thể sinh ra với những tổn thương nghiêm trọng ở hệ thần kinh. Giang mai cũng tăng khả năng sinh non và hạn chế sự phát triển của tử cung.

Một số em bé bị ảnh hưởng của bệnh giang mai từ người mẹ không được điều trị kịp thời trong thai kỳ gặp các vấn đề trước sinh có thể được quan sát qua siêu âm. Các vấn đề đó có thể bao gồm sự phát triển tử cung quá mức, có dịch ở ổ bụng và sưng tấy nghiêm trọng, gan và lá lách bị to. Em bé bị nhiễm bệnh có thể có các triệu chứng khác lúc mới sinh ví dụ nổi mụn ở da và thương tổn quanh miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn; dịch ở mũi không bình thường; viêm phổi; thiếu máu.

Nhiều em bé không có các triệu chứng ban đầu, nhưng nếu không được điều trị chúng phát triển các triệu chứng trong tháng đầu hoặc hai tháng sau sinh. Và ngay cả khi không có các triệu chứng quan sát được trước đó, nếu căn bệnh không được điều trị, em bé sinh ra với bệnh giang mai sẽ bị những vấn đề nghiêm trọng vài năm sau đó, như bất thường ở xương và răng, mất khả năng nghe và nhìn, và các vấn đề nghiêm trọng khác ở hệ thần kinh. Đó là lý do tại sao cần bắt buộc các phụ nữ làm xét nghiệm và điều trị trong quá trình mang thai, và bất kì em bé nào có thể nhiễm giang mai lúc sinh cũng cần được đánh giá và điều trị đầy đủ.       

Tôi sẽ làm xét nghiệm giang mai trong quá trình mang thai?

Đúng vậy. Mặc dù sự nhiễm bệnh là rất hiếm, cần biết rằng việc xác định và điều trị giang mai trong thời giang mang thai là rất quan trọng.  Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh khuyến cáo rằng tất cả các phụ nữ mang thai cần được kiểm tra việc nhiễm bệnh tại buổi thăm khám trước sinh đầu tiên, và một số bang yêu cầu rằng tất cả các phụ nữ phải làm lại xét nghiệm trước khi sinh.

Nếu bạn sống ở một cộng đồng mà bệnh giang mai phổ biến hoặc bạn có nguy cơ cao nhiễm bệnh, bạn nên làm lại xét nghiệm ở tuần thứ 28 và khi sinh. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm lại bệnh giang mai nếu bạn bị nhiễm bệnh khác qua đường tình dục trong quá trình mang thai hoặc nếu bạn hoặc bạn đời có triệu chứng của bệnh.

Bởi vì thường mất khoảng 6 tuần sau khi có triệu chứng để có kết quả dương tính khi xét nghiệm máu, kết quả có thể âm tính nếu bạn làm xét nghiệm quá sóm. Bởi vậy, nếu bạn có quan hệ nguy cơ cao vài tuần trước khi làm xét nghiệm hoặc đối tác mới có các triệu chứng, hãy nói với bác sĩ của bạn để bạn có thể làm lại xét nghiệm trong vòng một tháng. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, phòng thí nghiệm sẽ làm thêm các xét nghiệm đặc biệt hơn trong mẫu máu để cho bạn biết liệu bạn có chắc chắn đã bị bệnh hay không.

Nhiễm giang mai khiến bạn dễ nhiễm HIV nếu bạn có triệu chứng của bệnh, bởi vậy nếu bạn có xét nghiệm dương tính với giang mai, bạn nên làm xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Và nếu bạn đang ở giai đoạn đầu tiên của bệnh, bạn cần làm lại xét nghiệm HIV trong mỗi 3 tháng.

Điều trị giang mai thế nào trong quá trình mang thai?

Penicillin là kháng sinh duy nhất an toàn khi sử dụng trong thời gian mang thai và cso thể điều trị thành công cho cả mẹ và bé bị nhiễm giang mai. Nếu bạn bị bệnh, bạn cần điều trị với một hoặc nhiều hơn một lần với penicillin, phụ thuộc vào giai đoạn bị bệnh và bạn có bị giang mai thần kinh hay không. (Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào của giang mai thần kinh, bạn sẽ phải chọc ống sống thắt lưng để kiểm tra. Nếu bạn dị ứng với penicillin, bạn sẽ cần được gây tê trước và bạn có thể dùng thuốc).

Với nhiều phụ nữ mang thai, điều trị giang mai có thể gây ra những phản ứng tạm thời bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và các khớp xương. Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện vài giờ sau khi điều trị và sẽ tự biến mất sau từ 24 đến 36 giờ.

Việc điều trị có thể gây ra một số thay đổi trong nhịp tim em bé của bạn, và nếu bạ đang ở giai đoạn hai của thai kỳ, nó có thể gây ra cơn co thắt. (Nếu bạn được thông báo bất cứ sự co thắt  hoặc giảm cử động của thai nhi, bạn nên gọi ngay cho người chăm sóc sức khỏe. Trong một vài trường hợp, người chăm sóc sức khỏe sẽ chọn lựa điều trị bạn ở bệnh viện để bạn có thể được theo dõi).

Bạn đời của bạn cũng cần được làm xét nghiệm, và anh ấy sẽ được điều trị nếu có kết quả dương tính hoặc có quan hện tình dục với bạn trong 3 tháng trở lại đây, mặc dù kết quả xét nghiệm máu là dương tính. Sau khi được điều trị, bạn cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để chắc rằng mình đã khỏi bệnh và bạn không bị nhiễm bệnh lại, và bạn cũng sẽ phải siêu âm để kiểm tra em bé của bạn.

Làm cách nào để tôi tránh nhiễm bệnh giang mai?

Quan hệ tình dục với duy nhất một đối tác người cũng chỉ có quan hệ với mình bạn và có xét nghiệm âm tính với giang mai. Khi bao cao su có trể ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, nó thường chỉ bảo vệ khỏi bệnh giang mai nếu các vết thương ở dương vật của đối tác - chúng không bảo vệ bạn khi các vết thương không được che bởi bao cao su.

Hãy nhớ rằng, bạn có thể bị nhiễm giang mai nếu các vết thương của đối tác tiếp xúc với màng nhầy của bạn (ví dụ trong miệng hoặc âm đạo) hoặc các vùng da bị tổn thương (bị đứt hoặc trầy xước).

Nếu bạn đã bị một lần, điều đó không có nghĩa là bạn không bị lại. Bạn có thể nhiễm bệnh trở lại.

Nếu bạn có khả năng bị nhiễm giang mai hoặc bất cứ loại bệnh lây qua đường tình dục nào khác trong thời gian mang thai, hoặc nếu bạn và bạn đời của bạn có bất kì triệu chứng nào, hãy nói với bác sĩ của bạn ngay lập tức để bạn có thể được xét nghiệm và điều trị nếu cần thiết.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo