• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Những bệnh lý thai kỳ thường gặp - Phần 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những bệnh lý thai kỳ thường gặp - Phần 1

Những bệnh lý thai kỳ thường gặp - Phần 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Thai kỳ mang theo rất nhiều điều bất ngờ, nhiều sự hi vọng và hạnh phúc cho cha mẹ, nhưng cũng rất nhiều bất tiện cho mẹ bầu. Có những chứng bệnh lý thai kỳ rất thường gặp, mẹ hãy tìm hiểu để có sự chuẩn bị và phòng tránh nhé.

1. Giãn tĩnh mạch

Mẹ có thể dễ mắc bệnh này vào giai đoạn sau của thai kỳ nếu mẹ quá mập, hoặc nếu gia đình mẹ có tiền sử bệnh này. 

Biểu hiện của bệnh: chân đau, các tĩnh mạch ở bắp chuối, cẳng chân và đùi trở nên đau đớn và phồng to lên. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ bầu đừng quá lâu hay ngồi vắt chân chữ ngũ có thể làm cho tĩnh mạch càng giãn to hơn nữa. 

Mẹ bầu cũng cần thường xuyên nằm nghỉ gác chân lên cao. 

Mẹ hãy thử nâng cao phía chân nằm bằng cách chêm vài cái gối xuống dưới đệm. 

Mặc loại quần lót bó sát (support tights) có thể cũng giúp mẹ thấy đỡ. Hãy mặc quần này buổi sáng trước khi ra khỏi giường. 

Khi ngồi nghỉ, mẹ hãy gác chân lên ít nhất là hai cái gối. Chèn thêm một cái gối khác vào phía dưới hông của mẹ. 

Mẹ nên tập các động tác chân. 

2. Huyết trắng 

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ thấy huyết trắng ra nhiều hơn, cửa mình tăng tiết chất nhầy (huyết trắng) do có biến động kích thích tố trong lúc mang thai.  Dịch âm đạo trong hoặc trắng đục tiết ra hơi nhiều hơn, không làm cho đau hay rát. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Tránh dùng các thuốc khử mùi âm đạo và các mỹ phẩm xà bông thơm. Không nên ngâm mình trong bồn tắm lâu. 

Nên mang một băng vệ sinh loại dùng hàng ngày. 

Nên đi bác sĩ khám nếu thấy ngứa, đau hay tiết ra chất có màu lạ hay mùi hôi. 

3. Mệt mỏi 

Nhiều mẹ bầu dù đã nghỉ ngơi đầy đủ nhưng vẫn cứ cảm thấy không khỏe, người cứ mỏi mệt. Đây là do tiến trình mang thai tạo nên thêm nhu cầu đối với cơ thể của mẹ. Nhưng đôi khi cũng có thể do mẹ quá lo lắng nên thấy mệt mỏi chứ không phải do thiếu chất gì. Biểu hiện: mẹ có thể cảm thấy bải hoải và muốn ngủ ban ngày. Ban đêm thấy cần ngủ nhiều hơn. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ nên nghỉ ngơi và tập các bài thể dục thư giãn. Nên đi ngủ sớm. 

Đừng làm việc quá sức. 

4. Sưng mắt cá chân và ngón tay 

Khoảng cuối thai kỳ, nhiều mẹ gặp tình trạng mắt cá chân và các ngón tay hơi bị sưng. Không đau nhưng có cảm giác hơi khó chịu. Mẹ sẽ thấy hơi sưng ở mắt cá, đặc biệt là lúc thời tiết nóng nực vào cuối ngày. Chứng này không làm cho mẹ đau hay khó chịu gì hết. Khi mang thai, hơi sưng (phù) là chuyện bình thường, do cơ thể giữ lại nước dư thừa và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đây không phải là điều đáng lo. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ nên thường xuyên nghỉ ngơi với tư thế gác chân lên cao. 

Mẹ hãy thủ tập những bài tập chân nhẹ. Giơ hai tay lên trên đầu và co duỗi các ngón tay. 

Nên đi khám bác sĩ nếu thấy sưng phù nhiều và rõ rệt hơn thì có thể là dấu hiệu chứng tiền sản giật (preeclampsia). 

Hãy nhẹ nhàng xoay mắt cá chân và bàn chân cho máu lưu thông tốt hơn. 

5. Đổ mồ hôi 

Có nhiều mẹ trước khi mang bầu thì ít khi nào bị đổ mồ  tay và chân thế nhưng từ lúc mang thai thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra ngay cả khi trời không nóng nực. Mẹ có thể đổ mồ hôi sau mỗi lần chỉ hơi gắng sức một chút, hoặc khi thức dậy trong đêm, cảm thấy nóng nực, da rịn mồ hôi. 

Hiện tượng đổ mồ hôi thường xảy ra trong giai đoạn thứ 2 và 3 của thai kỳ. Nguyên nhân là do biến động kích thích tố gây nên và do lưu lượng máu đưa tới da nhiều hơn khi mang thai. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ nên mặc quần áo rộng và bằng vải bông (cotton). Tránh dùng hàng dệt bằng sợi nhân tạo. 

Hãy uống nhiều nước. 

Nên để mở của sổ ban đêm hoặc giữ cho phòng ngủ được thoáng mát. 

6. Nổi rôm sảy

Nhiều mẹ mang thai bị nổi sảy dặc dù trước đây dù trời nóng mấy cũng không bị. Các mảng rôm sảy đỏ thường phát triển trên vùng có nếp gấp, hay ra mồ hỏi như ở dưới hai vú hay vùng bẹn.

Tình trạng này thường xảy ra với các bà mẹ có dáng người mập mạp và hay đổ mồ hôi. Có thể do biến động kích thích tố gây nên. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Thường xuyên rửa và lau khô những vùng da này. Hãy dùng xà bông không có hương thơm. 

Mẹ cũng có thể thử làm dịu làn da bằng lotion calamine. 

Hãy mặc quần áo rộng rãi bằng vải bông (cotton).        

7. Trĩ

Một tình trạng cũng rất thường gặp ở các mẹ bầu là trĩ. Do đầu của thai nhi đè lên nên các tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn nở. Khi mẹ rặn đi cầu sẽ làm cho bệnh trĩ càng nặng hơn, thường diễn ra trong 2 tam cá nguyệt cuối. Bệnh trĩ nhẹ thường biến mất không cân điều trị sau khi bé ra đời. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Tránh chứng táo bón bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây, uống đủ nước và tăng cường vận động vừa sức.

Không nên đứng quá lâu 

Một cái túi chườm đã đặt áp vào chỗ bị trĩ có thể giúp cho mẹ bớt ngứa. 

Nếu bịnh trĩ kéo dài dai dẳng, hãy đi khám ở bác sĩ để kê toa thuốc mỡ bôi hậu môn. 

8. Ốm nghén 

Ốm nghén thường là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày. Nhiều khi mẹ cảm thấy buồn ói khi ngửi thấy mùi một số loại thức ăn hoặc khói thuốc lá. Đa số các thai phụ nhận xét là có những lúc đặc biệt trong ngày hiện tượng này xảy ra nhiều nhất. Sự mệt mỏi có thể làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Triệu chứng buồn nôn thường biến mất sau tuần thứ 12 nhưng có khi xuất hiện trở lại sau này. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ hãy thú ăn cái gì đó để khắc phục chứng buồn ói. 

Tránh nấu và ăn các loại thức ăn và mùi làm cho mẹ cảm thấy buồn ói. Mẹ có thể ăn mỗi lần một ít, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Để đối phó với chứng buồn ói, hãy thử ăn bánh quy khô, bánh mì nướng hay trái cây. Bánh quy bỏ gừng có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo