- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc đặc biệt
- > Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP)
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP)
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc đặc biệt
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nguy cơ bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Hầu hết những trường hợp bệnh ROP xảy ra đều nhẹ và có thể điều trị được nhưng nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị giác của trẻ về sau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà ROP có thể gây ra những tổn thương thị giác từ nhẹ cho đến mù lòa, nhưng trường hợp này rất hiếm và chỉ xảy ra khi không được phát hiện và không được điều trị. Ở trẻ sinh non, quá trình phát triển của những mạch máu này có thể bị cản trở. Trường hợp này gọi là bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (retinopathy of prematurity – ROP). Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, nguy cơ bị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào tuổi của thai nhi khi được sinh ra. Trên thực tế khoảng 80% các em bé sinh non dưới 26 tuần mắc bệnh ROP, nhưng chỉ có khoảng 15% trẻ sinh non trên 30 tuần mắc bệnh này. Trẻ sinh quá sớm hay quá nhẹ cân (dưới 1,5 kg) là những em bé có nguy cơ mắc bệnh ROP rất cao.
Thông thường, mạch máu phát triển từ những nơi có nhu cầu tiêu thụ Oxy nhiều (đã có mạch máu sẵn) đến những nơi ít tiêu thụ Oxy (chưa có sẵn mạch máu). Như thế mạch máu sẽ dần dần phát triển đều khắp võng mạc từ sau ra trước như kiểu hình ảnh của con sóng vỗ vào bờ.
Lượng oxy bé nhận được là một nhân tố quan trọng để hệ thống các mạch máu có thể phát triển bình thường. Khi thai nhi trong tử cung, nồng độ khí oxy lưu thông trong các mạch máu được duy trì ổn định và thấp hơn khi em bé đã được sinh ra. Sau khi một em bé sinh non sinh ra, hàm lượng khí ôxy lưu thông trong mạch máu được duy trì ở mức độ thích hợp nhờ vào lượng oxy bên ngoài môi trường; nó giúp cho bé sinh non có thể thở. Sự thay đổi nhanh chóng hàm lượng Oxy trong mạch máu này có tác động lớn đến sự phát triển bình thường của hệ thống mạch máu. Ngoài ra, nếu bé có mắc những bệnh lý liên quan đến lưu thông của hệ thống động mạch thì nó cũng sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố bình thường của hệ mạch máu.
Đã có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu và thực hiện để điều trị bệnh ROP. Nguyên nhân tăng cường độ oxy máu được phát hiện vào những năm 1940. Vào thời gian đó, nhiều em bé sinh non đã được cho thở bổ sung oxy mà không cần biết chúng có vấn đề về đường hô hấp hay không. Người ta phát hiện ra rằng những em bé thở oxy với nồng độ cao rơi vào tình trạng bị ROP nhiều hơn những em bé không thở bằng oxy hỗ trợ. Mặc dù thở bằng oxy hỗ trợ rất quan trọng với tính mạng của trẻ sinh non, đặc biệt là với những bé có bệnh lý nặng về đường hô hấp và phổi, thì liều lượng oxy hỗ trợ phải được theo dõi cẩn thận và điều chỉnh cho thích hợp với nồng độ Oxy cần thiết trong máu của bé. Nhờ thế mà nguy cơ bị ROP sẽ giảm bớt nhưng không hết hẳn.May mắn là hầu hết những trường hợp bị ROP đều nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hoặc bé lớn rồi mà bệnh không giảm thì những mạch máu bất thường này sẽ tiếp tục phát triển lên phía trên bề mặt võng mạc tạo thành những mô xơ. Dần dần, những mô xơ này co kéo võng mạc sẽ gây bong khu trú hoặc toàn bộ võng mạc.Tất cả các bé sinh non đều cần được theo dõi khả năng xảy ra ROP. Nếu thấy có dấu hiệu tổn thương thì phải tiếp tục theo dõi định kỳ. Khi thấy cần điều trị thì phải tiến hành phẫu thuật Laser quang đông hoặc lạnh đông.
Bác sĩ chẩn đoán bằng cách nào?
Võng mạc rất dễ bị tổn thương từ khi bắt đầu quá trình hình thành hệ mạch máu trên võng mạc (tức là từ tuần 16) cho đến khoảng tuần thứ 35-37 của thai kỳ. Những mạch máu bất thường có thể cung câp quá nhiều hoặc quá ít oxy cho mắt. Thiếu dưỡng khí trong máu (hypoxemia) dẫn đến việc các mô bị phá hỏng, gọi là chứng thiếu máu cục bộ. Thừa dưỡng khí trong máu (hyperoxemia) sẽ làm giảm những kích thích bình thường vốn cần thiết cho sự phát triển mạch máu, đưa đến một sự khiếm khuyết mạch máu ở một số vùng nào đó và về sau cũng gây ra chứng thiếu máu cục bộ.Võng mạc của mắt tương tự như tấm phim trong máy chụp hình, nằm lót mặt trong của nhãn cầu. Vào tuần 16 của thai kỳ, võng mạc bắt đầu phát triển các mạch máu. Các mạch máu thường phát triển từ những nơi có nhu cầu tiêu thụ Oxy nhiều (đã có mạch máu sẵn) đến những nơi ít tiêu thụ Oxy (chưa có sẵn mạch máu). Cứ như thế, các mạch máu sẽ dần dần bao phủ đều khắp võng mạc.
Tất cả những em bé sinh non rơi vào một trong những trường hợp sau: cân nặng dưới 1500grs, tuổi thai dưới 30 tuần thì đều cần được tiến hành kiểm tra thường quy để phát hiện bệnh ROP. Các khám nghiệm ban đầu có thể tiến hành vào khoảng 4 – 6 tuần sau sanh. Bác sỹ nhãn khoa sẽ dùng thuốc giãn đồng tử cho bé để khám phía trong mắt được tốt hơn với đèn soi đáy mắt gián tiếp.
Tùy thuộc vào số lượng những mạch máu phát triển bất thường để phân loại mức độ năng của bệnh. Dựa trên những yếu tố như mức độ nghiêm trọng, vị trí của vùng thiếu máu trong mắt bị ROP, và tốc độ hình thành các mạch máu bất thường mà người ta sẽ làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác từ mỗi 1 – 2 tuần. Phần lớn trong các trường hợp, bệnh sẽ tự thuyên giảm mà không ảnh hưởng gì nhiều đến thị giác, ngay cả khi ROP tiến triển. Tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ khoảng 10% trong nhóm các bé được tác dụng ROP này sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nếu không được can thiệp điều trị.
Các giai đoạn phát triển của bệnh ROP
ROP được phân loại khác nhau tuỳ theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ độ 1 đến độ 5, độ 5 là mức độ nặng nhất. Mức độ nặng nhẹ của bệnh ROP được đánh giá dựa trên sự tương quan giữa vùng võng mạc có mạch máu mọc bình thường, và vùng có phát triển mạch máu bất thường. Zone là vùng võng mạc mà trong đó có mạch máu mọc bình thường, còn ngoài đó thì chưa có mạch máu. Nếu Zone càng nhỏ thì vùng võng mạc chưa có mạch máu càng lớn hơn, nghĩa là nguy cơ bệnh sẽ lớn.
Zone được chia ra làm ba loại:
Zone 1: là vòng tròn có đường kính 2 lần từ gai thị đến hoàng điểm (đã có mạch máu mọc, còn ngoài phần đó là chưa có mạch máu), nặng nhất.
Zone 2: vòng tròn từ bờ ngoài Zone 1 đến Ora serrata phía mũi (rộng hơn Zone 1).
Zone 3: Hình liềm từ bờ ngoài Zone 2 đến Ora serrata phía Thái dương (rộng hơn Zone 2).
Những giai đoạn tiến triển của ROP
Giai đoạn 1: Có một ranh giới mỏng ngăn cách giữa khu vực đã hình thành các mạch máu và khu vực mà các mạch máu chưa phát triển. Ở giai đoạn này, những mạch máu vẫn có thể tự chúng phát triển bình thường nhưng tiến triển của bệnh cần được tiếp tục theo dõi.
Giai đoạn 2: Ranh giới giữa hai khu vực (có và không có mạch máu) rộng ra và dày lên thành một cái gờ. Giai đoạn này bệnh vẫn có thể tự lành, nhưng cũng có thể bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Những mạch máu mới bắt đầu phát triển dọc theo gờ và lan vào khối chất lỏng vốn trong suốt ở phần sau của mắt gọi là pha lê thể. Những mạch máu này có thể chảy máu (xuất huyết) và hình thành nên các sẹo.
Giai đoạn 4A: Các mạch máu bất thường và mô sẹo sẽ làm co kéo võng mạc, dẫn đến bong võng mạc khu trú. Ở giai đoạn này, vùng hoàng điểm, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm chưa bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 4B: Võng mạc vẫn chỉ tổn thương ở mức độ bong khu trú, nhưng hoàng điểm đã bị ảnh hưởng làm suy giảm cả thị lực trung tâm lẫn chu biên ở mức độ nào đó.
Giai đoạn 5 ROP: Bong võng mạc hoàn toàn, làm giảm thị lực trầm trọng.
Mẹ có chắc con mình không bị tự kỷ? Hãy giúp đỡ con vượt qua khi bé có những dấu hiệu sau
Thế nào là bình thường và không bình thường
Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện
Nguy cơ của trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
Đây là lý do các mẹ nên yêu cầu bác sĩ trì hoãn cắt dây rốn cho con sau sinh