• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Các mốc phát triển của trẻ: Ngồi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Các mốc phát triển của trẻ: Ngồi

Các mốc phát triển của trẻ: Ngồi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khi phần cơ ở cổ và lưng đã đủ cứng cáp, bé sẽ có thể giữ người thẳng dậy và tìm tư thế thích hợp để ngồi mà không bị lật nhào.

Khi nào bé biết ngồi?

Từ khoảng 4 – 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu học cách để tự ngồi một mình. Đây cũng là khoảng thời gian bé sẽ hoàn thiện kĩ năng lật và ngẩng cao đầu khi nằm. Thường thì khi đến tháng thứ 8, hầu hết các em bé đều đã có thể ngồi vững được trong vài phút (một là sau đó bé sẽ té lật nhào, hai là bé sẽ chán việc ngồi một chỗ và tự đổ người xuống).

Quá trình phát triển của bé ra sao?

Bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4, phần cơ ở cổ và lưng của bé dần trở nên mạnh mẽ, cứng cáp hơn giúp cho bé có thể giữ cao đầu khi trong tư thế nằm sấp.
Tiếp theo, bé dần khám phá ra rằng đôi tay của mình cũng có thể dùng để đẩy và vươn người lên cao. Đến tháng thứ 5, bé có thể đã ngồi được một chút mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mặc dù vậy, bạn cũng luôn phải ở cạnh giám sát, cũng như đặt đệm gối xung quanh để bảo vệ an toàn cho bé.Không lâu sau đó, bé sẽ có thể học giữ thăng bằng khi ngồi bằng cách chống tay ra phía trước.

Đến khoảng 7 tháng tuổi, đã có thể ngồi được mà không cần đến sự trợ giúp nào cả, bé dần khám phá ra rằng mình có thể xoay qua xoay lại ở tư thế ngồi để tìm hiểu hoặc cầm với những đồ vật xung quanh bằng đôi tay của mình. Ở tuổi này, bé thậm chí có thể tự ngồi dậy khi đang nằm sấp bằng cách chồng đẩy hai cánh tay. Và đến khoảng 8 tháng tuổi, bé đã rất thành thục với việc ngồi của mình rồi.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Cùng với việc làm chủ tư thế ngồi, bé bắt đầu biết nhào ra phía trước, cân bằng cơ thể trên cánh tay và đầu gối, chuẩn bị sẵn sàng để vào giai đoạn tập bò. Nhiều bé có thể biết bò sớm hơn vào khoảng tháng thứ 6, thứ 7 và đến tháng thứ 10 thì bé đã có thể bò rất chuyên nghiệp. Giờ đây bé đã có thể tự mình di chuyển cũng như sự tò mò khám phá của bé khá mạnh mẽ, vì thế vấn đề giữ an toàn cho bé là vô cùng quan trọng, bố mẹ nhé!

Bên cạnh đó, các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên rằng, bố mẹ nên đợi đến khi bé đã có thể tự ngồi mà không cần trợ giúp trước khi bắt đầu cho bé ăn thức ăn rắn.

Vai trò của bố mẹ

Việc nhấc đầu và ngực lên khỏi mặt đất giúp cho bé có thể rèn luyện các cơ bắp ở cổ và phát triển khả năng điều khiển đầu – yếu tố vô cùng cần thiết để bé có thể tập ngồi. Bố mẹ hãy khuyến khích bé bằng cách để bé nằm sấp rồi gọi cho bé ngước đầu lên.
Sử dụng những món đồ chơi màu sắc sặc sỡ, tạo tiếng động hoặc một tấm gương là những cách hay để chắc rằng thính giác và thị giác của bé vẫn phát triển bình thường. Một khi bé cưng nhà bạn đã bắt đầu ngồi vững, bạn có thể đặt các món đồ chơi hấp dẫn ở gần tầm với của bé – chúng sẽ thu hút sự chú ý và giúp bé học cách vươn người ra phía trước để trụ bằng hai cánh tay.

Bố mẹ phải luôn nhớ ở cạnh giám sát bé khi bé tập ngồi đề phòng trường hợp bé té ngã bị thương nhé!

Khi nào cần lo lắng?

Nếu bé nhà bạn đến 4 tháng tuổi mà vẫn chưa thể giữ chắc đầu mình, và vẫn chưa bắt đầu học cách để chống tay khi đang nằm sấp, hoặc đến 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể ngồi dậy, hãy cho bé đến gặp bác sĩ để có thể được kiểm tra kỹ càng hơn nhé!
Việc điều khiển đầu là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bé có thể ngồi một cách độc lập, và việc ngồi lại chính là chìa khóa để bé có thể học bò, học đứng và đi. Lưu ý là mỗi em bé đều có các cột mốc phát triển nhanh chậm khác nhau, đặc biệt những em bé bị sinh non có thể sẽ phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo