• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Cách sơ cứu cho mẹ bầu khi chảy máu cam an toàn và hiệu quả, mẹ nên lưu lại khi cần
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách sơ cứu cho mẹ bầu khi chảy máu cam an toàn và hiệu quả, mẹ nên lưu lại khi cần

Cách sơ cứu cho mẹ bầu khi chảy máu cam an toàn và hiệu quả, mẹ nên lưu lại khi cần

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

1. Chảy máu cam trong thai kỳ

Chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt hai trở đi đó là do khi mang thai, các hormone được tiết ra trong thai kì là estrogen và progesterone làm các mạch máu giãn rộng ra. Lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên là để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và thai nhi, lượng máu này sẽ tạo áp lực lên các mạch máu mỏng manh ở mũi, dẫn đến chảy máu cam.

Một số nguyên nhân khác gây chảy máu cam ở mẹ bầu là:

Mẹ ngoáy/hỉ mũi quá mạnh

Cấu trúc mũi bị bất thường (có thể là do bẩm sinh hoặc do chấn thương).

Môi trường có độ ẩm thấp

Mẹ mắc các bệnh như cảm lạnh hoặc dị ứng.

Mẹ uống một số loại thuốc như aspirin, warfarin, enoxaparin, clopidogrel hoặc các thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra mẹ cũng nên cẩn thận đối với các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và các loại thuốc xịt mũi.

Một số nguyên nhân khác như: vỡ mạch máu mũi, các khối u (lành tính hoặc ác tính) ở mũi hoặc ở xoang, một số bệnh lý có ảnh hưởng đến tính chất đông của máu.

2. Sơ cứu khi mẹ bầu chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, mẹ cần cần máu theo những bước được hướng dẫn như sau:

Xì chỗ máu đông trong mũi ra: những phần máu dính vào mạch máu khiến cho mạch máu không liền lại được. Mẹ cần phải xì chỗ máu đông này ra thì mạch máu mới co lại và liền lại được.

Ngồi trên ghế chứ không nên vội vàng nằm xuống giường vì ở tư thế nằm ngửa, chất dịch mũi lẫn máu sẽ “trôi” ngược vào trong cổ họng, dễ khiến mẹ bị sặc, nguy hiểm.

Hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp toàn bộ phầm mềm dưới mũi, kéo sống mũi lên phía trên, hơi ngửa nhẹ cổ và hướng mặt về phía trước.

Nhét một ít bông tiệt trùng vào lỗ mũi, giữ chặt trong 5-6 phút. Nếu máu vẫn chưa cầm lại thì nhét bông khác vào và giữ chặt.

Mẹ cũng nên gói một viên đá lạnh vào khăn mặt, xoa lên mũi, mặt và cổ để mạch máu co lại nhanh hơn (nếu ở những bước trước mà đã cầm máu rồi thì thôi không cần làm bước này nữa).

Sau khi cầm máu, thoa một ít kem vitamin E vào lỗ mũi để vết thương nhanh liền.

Mẹ nên nghỉ ngơi, không nên ngoáy mũi nếu không sẽ làm tổn thương vết rách, lại bị chảy máu.

3. Khi nào cần đi bệnh viện?

Nếu mẹ đã bịt chặt mũi suốt 20 phút mà máu vẫn chưa ngưng chảy, hoặc máu chảy rất nhiều và chảy ra từ miệng thì rất khó để tự cầm máu được nên mẹ cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Nếu mẹ chảy máu cam nhiều hơn 4 lần trong một tuần thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem mẹ có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không. Nếu mẹ chảy máu cam từ 2-3 lần trong  một tuần thì có thể nguyên nhân là do mẹ đang mắc phải một căn bệnh mạn tính nào đó như dị ứng chẳng hạn.

4. Cách phòng tránh chảy máu cam

Tăng độ ẩm không khí: không khí khô hanh dễ làm tổn thương mạch máu trong niêm mạc mũi. Vì vậy, nếu thời tiết hanh khô, mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí.

Không nên ngoáy mũi: móng tay sẽ rất dễ làm tổn thương niêm mạc khoang mũi và những mạch máu nhỏ. Nếu có gỉ mũi, hãy làm ướt mũi bằng nước rồi dùng bông lau sạch.

Bổ sung vitamin C và vitamin K: vitamin C hỗ trợ sự tổng hợp collagen, hỗ trợ cho chất nhầy bám dính trong đường hô hấp, còn vitamin K có tác dụng làm đông máu. Nên bổ sung bằng thực phẩm chứ không nên dùng thuốc.

Bạn nên đọc
Quảng cáo