• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Nhiễm nấm trong quá trình mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nhiễm nấm trong quá trình mang thai

Nhiễm nấm trong quá trình mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Nhiễm nấm là gì?

Nhiễm nấm là một loại lây nhiễm âm đạo thông thường đặc biệt xảy ra ở phụ nữ mang thai. Những lây nhiễm này - còn được gọi là viêm âm đạo do nấm monilial hay nhiễm trùng âm đạo do nấm candida - được gây ra bởi một loại nấm cực nhỏ trong họ Candida, thường là Candida albicans.

Việc có một lượng nấm trong âm đạo cũng như trong ruột là bất thường. Tuy nhiên, nhiễm nấm chỉ trở nên nghiêm trọng khi nấm tăng trưởng nhanh quá mức so với các vi sinh vật khác.

Nồng độ estrogen cao trong thai kỳ làm âm đạo tiết ra nhiều glycogen hơn so với bình thường, tạo môi trường thuận tiện cho nấm men phát triển. Một vài nhà nghiên cứu nghĩ rằng estrogen có thể có tác động trực tiếp trên nấm, làm cho nấm sinh sôi nhanh hơn và bám dễ dàng hơn vào thành âm đạo.

Phụ nữ mang thai có thể sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài. Điều này xảy ra do ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đích, những thuốc kháng sinh này cũng có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn bảo vệ thông thường của âm đạo, và nấm men tận dụng cơ hội đó để phát triển lên.

Triệu chứng của nhiễm nấm là gì?

Nếu có triệu chứng nhiễm nấm phát triển, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu (và có thể tệ hơn) cho đến khi được điều trị, mặc dù thỉnh thoảng bệnh có thể tự đến và khỏi. Các triệu chứng có thể bao gồm: cảm thấy bị ngứa ngáy, bị rát, đau nhức, bỏng rát, và có màu đỏ trong âm đạo và âm hộ (và thỉnh thoảng bị sưng), tiết dịch âm đạo không có mùi thường trắng, dạng kem, hoặc nhầy, không thoải mái hay đau khi quan hệ tình dục, đau rát khi tiểu tiện (khi nước tiểu ra, cảm thấy rát bộ phận sinh dục)

Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng mình đang bị nhiễm nấm?

Nếu nghi ngờ đang bị nhiễm nấm, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu thử từ dịch âm đạo và kiểm tra để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các dấu hiệu khác cũng gây triệu chứng tương tự.

Mặc dù các thuốc điều trị nấm là loại thuốc không kê toa, tuy nhiên, không nên tự chẩn đoán và điều trị mà không có ý kiến của bác sĩ. Triệu chứng nhiễm nấm có thể do nguyên nhân khác, ví dụ như nhiễm do lây truyền qua đường tình dục, thay vì là do nấm men.

Các nghiên cứu đã cho thấy phần lớn phụ nữ tự điều trị khi nghĩ mình nhiễm nấm, bỏ qua nguyên nhân thật sự. Và do vậy, quá trình điều trị sẽ bị chậm trễ. Nếu thật sự bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê toa hoặc khuyến cáo một loại kem kháng nấm cụ thể hoặc thuốc đặt âm đạo đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Thường kem và thuốc đặt âm đạo chứa clotrimazole có tác dụng hiệu quả hơn với những loại chứa nystatin.

Bạn sẽ thoa kem hoặc đặt thuốc vào âm đạo 7 ngày liên tục, thường vào giờ đi ngủ để thuốc không bị rơi ra ngoài. Thoa thuốc kháng nấm bên vùng ngoài âm đạo cũng là một cách tốt. Việc điều trị sẽ mất vài ngày trước khi bạn khỏi hẳn. Trong thời gian đó, bạn có thể giảm bằng cách chườm gói đá hoặc nước đá trong 10 phút khi tắm.

Nếu cảm thấy thuốc không có tác dụng thì bạn nên thông báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ chuyển sang loại thuốc khác hoặc tư vấn thêm. Quan trọng là phải đảm bảo việc trị liệu dứt điểm viêm nhiễm. 

Nhiễm nấm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Không, nhiễm nấm sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mặc dù vậy, nếu bạn bị nhiễm nấm khi trong quá trình sinh nở, bé mới sinh có thể bị ảnh hưởng khi sinh qua đường sinh bình thường. Nếu vậy, bé mới sinh sẽ bị nhiễm nấm trong miệng, hay còn gọi là bệnh tưa miệng.

Bệnh tưa miệng có đặc điểm là những mảng trắng trên bề mặt và vòm miệng, và thỉnh thoảng có trên lưỡi. Bệnh này không nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng. (Tuy nhiên, bé vẫn có thể bị tưa lưỡi cho dù người mẹ không bị nhiễm nấm).

Làm cách nào để hạn chế bị nhiễm nấm?

Để hạn chế bị nhiễm nấm, nên giữ vùng sinh dục khô thoáng (nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm) và môi trường âm đạo cân bằng. Các gợi ý sau tuy chưa có tài liệu chứng minh cụ thể nhưng khá là dễ làm và đáng để thử:

Mặc quần áo lót bằng cotton thoáng và tránh mặc quần chật bó sát, đặc biệt là loại bằng sợi tổng hợp.

Sau khi bơi, thay ngay đồ bơi, và hoặc thay ngay quần lót ngay sau khi tập thể dục.

Thử không mặc quần lót khi ngủ để giúp thoáng khí bộ phận sinh dục. Nếu muốn mặc gì đó để ngủ, thử mặc áo choàng dài để giúp khí thoáng.

Tránh sử dụng tắm bồn, xà phòng có hương liệu, bột giặt.

Vệ sinh vùng sinh dục nhẹ nhàng bằng nước ấm (Không bao giờ được thụt rửa trong quá trình mang thai - hay bất cứ thời điểm nào)

Luôn lau từ trước ra sau.

Ăn ya-ua có vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, mà theo lý thuyết có thể giúp duy trì cân bằng vi khuẩn trong ruột và âm đạo. Tuy nhiên vẫn có những bằng chứng mâu thuẫn rằng ya-ua phòng ngừa nhiễm nấm, nhưng nhiều phụ nữ lại nghĩ không đúng. Và dù sao thì ya-ua vẫn là một nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi!

Bạn nên đọc
Quảng cáo