• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Cần gặp bác sĩ ngay nếu trẻ trong quá trình phát triển thể chất gặp phải dấu hiệu này
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cần gặp bác sĩ ngay nếu trẻ trong quá trình phát triển thể chất gặp phải dấu hiệu này

Cần gặp bác sĩ ngay nếu trẻ trong quá trình phát triển thể chất gặp phải dấu hiệu này

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong chuyên mục Sức khỏe và dinh dưỡng, báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 22-08-2012, Bác sĩ Trần Thị Mỹ Duyên, Khoa Nhi, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, tư vấn một số dấu hiệu nhận biết về sự đau tăng trưởng ở trẻ trong quá trình phát triển thể chất.

Con trai tôi được tám tuổi, thường bị thức giấc trong đêm với than thở đau hay mỏi chân, thậm chí khóc nhiều và la hét. Cơn đau chỉ dịu lại khi tôi tích cực xoa bóp và dỗ dành trẻ, tuy nhiên một vài hôm sau lại tái phát. Tôi không biết có nên cho trẻ uống thuốc gì hay cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ở đâu? (Một số phụ huynh ở Tp.HCM)
      
BS Trần Thị Mỹ Duyên: con bạn có lẽ đang trải qua tình trạng đau tăng trưởng, thường gặp từ 25% đến 40% ở trẻ em. Nhìn chung, tình trạng này thường rõ nhất trong hai giai đoạn: trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi và lớn hơn từ 8 đến 12 tuổi. 

Về nguyên nhân, sự phát triển của xương trẻ sẽ không gây đau. Sự nhức mỏi và khó chịu chỉ là kết quả của việc chạy nhảy, leo trèo suốt ngày mà một đứa trẻ hiếu động vẫn thường có. Cơn đau có thể xảy đến sau khi trẻ có một ngày vận động quá tích cực.

Về dấu hiệu và triệu chứng, cơn đau tăng trưởng luôn xảy ra ở các cơ. Trẻ thường than đau mặt trước của đùi, trong bắp chân, hay sau gối, khớp trẻ bình thường. Trong khi đó, nếu khớp trẻ bị nóng, đỏ hay đau, cần nghĩ đến tình trạng bệnh lý thực sự ảnh hưởng lên khớp. Mức độ cơn đau khác nhau giữa các trẻ và hầu hết trẻ không đau mỗi ngày. Một triệu chứng giúp các bác sĩ chẩn đoán đau tăng trưởng là cách trẻ đáp ứng với việc chạm vào trẻ khi đau. Ở trẻ đau do bệnh lý thực sự sẽ không thích bị chạm vào vì cử động làm tăng cơn đau. Nhưng với những trẻ đau tăng trưởng, chúng cảm thấy dễ chịu hơn khi được dỗ dành, vuốt ve và xoa bóp.

Đau tăng trưởng là một chẩn đoán loại trừ. Điều này có nghĩa là những tình trạng đau bệnh lý nên được loại trừ trước khi chuẩn đoán do đau tăng trưởng. Các bác sĩ thường xác định được thông qua bệnh sử và thăm khám. Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm máu và X quang có thể được làm trước khi đưa ra chuẩn đoán sau cùng là đau tăng trưởng.

Bạn có thể giúp trẻ bằng nhiều cách sau đây: xoa bóp vị trí đau, giúp trẻ căng cơ,chườm ấm vị trí đau, giúp trẻ giảm đau bằng Ibuprofen hay Acetaminophen (không bao giờ dùng Aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi)...

Cần gặp bác sĩ khi nào?

Hãy báo bác sĩ nếu con bạn có các dấu hiệu sau: đau liên tục, đau vào buổi sáng, hay sưng đỏ ở một vị trí hay một khớp nào đó, đau kèm theo tổn thương, sốt, khập khiễng, phát ban bất thường, ăn uống kém, yếu hay mệt mỏi, hoạt động bất thường...Những dấu hiệu này không do đau tăng trưởng gây ra, vì vậy nên được kiểm tra bởi bác sĩ.

Dù đau tăng trưởng thường không gây ra bệnh lý nghiêm trọng, chúng vẫn có thể làm trẻ hay ba mẹ khó chịu. Vì trẻ hoàn toàn hết đau vào buổi sáng nên ba mẹ thỉnh thoảng nghi ngờ trẻ đau giả vờ. Bạn hãy luôn bên cạnh trẻ và giúp trẻ yên tâm vì đau tăng trưởng này sẽ hết khi trẻ lớn, điều này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo