- Trang chủ
- > Sách
- > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- > Chấm dứt thai kỳ không mong muốn luôn là một quyết định khó khăn
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Chấm dứt thai kỳ không mong muốn luôn là một quyết định khó khăn
- Tác giả:
- Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Vì sao phải đình chỉ thai?
Không hẳn thai chết lưu mới phải chấm dứt thai kỳ không mong muốn; có rất nhiều trường hợp xảy ra khiến các bác sĩ quyết định người mẹ cần phải đình chỉ thai sớm.
Như khi thai phụ không muốn có bé (vì vỡ kế hoạch, chưa kịp kết hôn, bị xâm hại có thai ngoài ý muốn…), đình chỉ thai sẽ diễn ra. Trường hợp này là phá thai.
Khi thai nhi xảy ra hiện tượng bất thường: thai chết lưu, không có tim thai, thai ngoài tử cung, phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng, nếu sinh ra sẽ không bảo toàn được tính mạng của bé, thậm chí còn liên lụy đến sức khỏe của mẹ. Lúc đó, buộc lòng các bác sĩ phải yêu cầu sản phụ chấm dứt thai kỳ không mong muốn bằng cách cho sinh non, giục sinh dù thai nhi chưa đủ ngày đủ tháng. Bé chào đời không còn sự sống hoặc chỉ sống được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Một số trường hợp bị đình chỉ thai ở những tháng cuối cùng của thai kỳ khi bác sĩ phát hiện có những bất thường đe dọa đến thai phụ và thai nhi, như mẹ bị tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh nặng, thai thiếu ối... Trong trường hợp này, đình chỉ thai có nghĩa là buộc phải cho sinh non, mổ lấy thai chủ động… để bé chào đời sớm hơn dự tính.
Quyết định chấm dứt thai kỳ không mong muốn là một quyết định đặc biệt quan trọng, cần phải xem xét kỹ càng. Trên thực tế, đã có không ít người nghe theo chỉ định của bác sĩ là “đình chỉ thai” để rồi sau đó phải hối hận vì đã vội vã. Cũng có những người phụ nữ “liều” giữ lại con. Trong số họ có những người may mắn vì con vẫn khỏe mạnh, bình thường, nhưng cũng có những người khóc thầm vì phải trả giá cho sự liều lĩnh ấy.
Dựa vào cơ sở nào để đình chỉ thai?
Siêu âm là một trong những cơ sở chính để quyếtđịnh đình chỉ thai nghén. Các mốc siêu âm màu 4D ở các tuần thai 12-13 tuần, 22 tuần và 32 tuần thì rất có hiệu quả trong việc phát hiện các dị dạng bất thường hình thái, các bác sĩ dựa vào đó đánh giá tình trạng thai và có quyết định kế tiếp.
Sau khi siêu âm, các bác sĩ phải tiến hành một loạt các xét nghiệm khác mới khẳng định được em bé có dị tật, có bất thường nặng nề hay không để ra quyết định đình chỉ thai nghén, như các kiểm tra Double test, Triple test và chọc dò ối.
Luật pháp chỉ cho phép phá thai dưới 22 tuần, nên với những thai 22 tuần trở nên cần đình chỉ do dị tật phải được sự thông qua của một Hội đồng chẩn đoán trước sinh. Tuy nhiên, hội đồng chỉ đưa ra dự báo và lời tư vấn chuyên môn; còn quyết định là thuộc về sản phụ và gia đình.
Những biện pháp đình chỉ thai an toàn
Với thai từ 7 tuần trở xuống, sản phụ sẽ được đình chỉ thai bằng thuốc. Thuốc sẽ làm cho thai ngừng phát triển và gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài như bị sẩy thai, có hiệu quả chấm dứt thai nghén tới 96 - 98%.
Với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, sản phụ sẽ được đề nghị nạo hút thai để chấm dứt thai kỳ. Thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào một bơm hút. Phương pháp này có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.
Với thai từ 13 tuần đến 18 tuần, sản phụ sẽ được tư vấn sử dụng phương pháp nong gắp (dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén).
Mặc dù có nhiều biện pháp đình chỉ thai nghén an toàn như trên, nhưng sản phụ cần phải hiểu rằng bất cứ một can thiệp nào để đình chỉ thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Thai càng to thì sự can thiệp càng phức tạp và hậu quả ảnh hưởng càng lớn. Chưa kể đến người mẹ còn bị ảnh hưởng tâm lý sau khi đình chỉ thai.
Do đó, các mẹ cần phải ngăn chặn khả năng đình chỉ thai bằng cách kế hoạch hóa gia đình, chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi có thai và khi mang thai phải kiêng cữ khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.