• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Chảy máu cam trong thời kỳ mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chảy máu cam trong thời kỳ mang thai

Chảy máu cam trong thời kỳ mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Bị chảy máu cam khi mang thai có bình thường không? 

Bình thường! Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai diễn ra thường xuyên hơn. Các mạch máu trong mũi mở rộng hơn, chúng phải chịu áp lực lớn nên dễ vỡ hơn. Chảy máu cam nói chung là vô hại cho thai phụ, chúng chỉ gây bất tiện và khó chịu.

Nguy cơ chảy máu cam gia tăng khi bạn bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, màng mũi bên trong bị khô - đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường máy lạnh, khoang máy bay, hay môi trường thiếu độ ẩm. Chấn thương hoặc các bệnh như đông máu cũng gây nguy cơ chảy máu cam cao.

Làm thế nào để ngăn chảy máu cam?

Khi bị chảy máu cam, bạn hãy ngồi xuống, giữ cho đầu cao, bóp chặt mũi khoảng 5-10 phút. Dùng ngón tay cái và mặt gấp của ngón tay trỏ để giữ hai cánh mũi, vuốt nhẹ về phía mặt của bạn. Hãy giữ một lúc, bạn đừng thả ra xem máu ngừng chảy hay chưa vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Chườm đá cũng hỗ trợ ngừng chảy máu, vì hơi lạnh làm co thắt các mạch máu. Chườm một túi đá lạnh trên mũi và má. Bạn không nên nằm, cũng không nên ngửa cổ ra sau vì có thể khiến tắc nghẽn các mạch máu và gây nôn mửa.

Nếu sau khi chườm đá mười phút mà vẫn còn chảy máu cam, bạn hãy giữ như vậy thêm mười phút nữa. Tuy nhiên nếu việc chảy máu lâu hơn 20 phút, bạn nên đi khám bác sĩ.

Bạn cần gặp bác sĩ khi bạn bị chấn thương đầu và gây chảy máu mũi, đặc biệt là hiện tượng chảy máu lâu dài để tránh các nguy cơ tiềm ẩn. 

Tôi có thể làm gì để tránh bị chảy máu cam ?

Uống nhiều nước, và giữ cho khoang mũi đủ độ ẩm.

Hỉ mũi nhẹ nhàng để tránh bị chảy máu cam.

Khi bị hắt xì, hãy mở miệng ra.

Tránh không khí khô, đặc biệt là mùa đông ở các vùng khí hậu khô. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm và giữ ấm phòng ngủ. Hãy tránh xa các chất gây kích thích mũi như khói, bụi. 

Sử dụng thuốc bôi để tránh bị khô mũi. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc xịt mũi nước muối và thuốc nhỏ mũi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi vì nó gây kích thích và khô màng mũi.

Bạn nên đọc
Quảng cáo