• Trang chủ
  • > Sách
  • > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
  • > Chết rồi, em lại… có bầu!
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chết rồi, em lại… có bầu!

Chết rồi, em lại… có bầu!

  • Tác giả:
  • Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Không ít chị em, sau khi sinh con được khoảng 6-8 tháng là lại gào thét vì lỡ dính bầu. Bỏ đi thì không nỡ, mà để sinh thì xác định là vất vả gấp nhiều lần do con “trứng gà trứng vịt”. Chưa kể, nếu lần đầu sinh mổ, chị em lại thêm một phen lo sốt vó vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ cả con.

Giữ hay bỏ?

Không ít trường hợp các mẹ mới sinh con khoảng 6-7 tháng, con còn đang bú mẹ, thậm chí còn rất quấn mẹ… đã bấn loạn lên mạng xã hội tìm lời khuyên của các chị em có kinh nghiệm: Em lại 2v rồi, có nên giữ thai hay không? Người được hỏi cũng không giấu được nỗi xót xa, bởi hơn ai hết chính họ xác định rõ sự vất vả, thậm chí còn nguy hại đến hạnh phúc gia đình khi sinh con gần nhau quá, nhưng lại không thể khuyên người khác làm điều thất đức - bỏ thai.

Sinh con thứ hai: cực gấp 5 lần

Sinh mỗi đứa con, các mẹ phải xác định sẽ vất vả trong ít nhất 3 năm: 1 năm đầu tiên con còn nhỏ cần sự chăm sóc và dạy dỗ những kỹ năng cơ bản: ăn, uống, vệ sinh, nói… 2 năm tiếp theo sẽ là những thử thách đầu đời của con: đi nhà trẻ, ương bướng tuổi lên 3, và thời gian này bé thường hay đau ốm nếu đã đi trẻ. Chỉ sau 3 tuổi, khi mọi sinh hoạt đã đi vào nề nếp, sức khỏe con ổn đinh thì mẹ mới bắt đầu nhàn. Người ta hay nói, sinh đứa con thứ hai cực gấp 5 lần là vì thế.

Sinh con thứ 2 và công việc

Sinh con thứ 2 khi con đầu còn quá nhỏ sẽ khiến nỗi vất vả của mẹ tăng thêm nhiều lần. Nếu đã đi làm trở lại, các mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị cấp trên phê bình vì lại chuẩn bị nghỉ thai sản (nếu cơ quan hơi khó). Hoặc các mẹ sẽ rất khó khăn để hoàn thành công việc khi phải vừa chăm con, vùa dưỡng thai, vừa làm vợ… Trong trường hợp các đức ông chồng không chia sẻ với vợ sự vất vả, hoặc không có ông bà phụ giúp, không thuê người giúp việc… thì các mẹ sẽ gặp khó khăn gấp bội. Khó khăn sinh cáu bẳn, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình.

Hơn nữa, việc có thai sớm sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới cả mẹ và bé. Nếu quyết định giữ thai, các mẹ phải đối mặt với nguy cơ cả mẹ và thai đều bị thiếu chất (canxi, thiếu máu do thiếu sắt...) do mẹ phải vừa chăm con nhỏ, vừa dưỡng thai. Với trường hợp bỏ thai, thì việc phá thai sau khi mẹ mới sinh chưa lâu, thì mẹ có nguy cơ gặp các biến chứng như nhiễm trùng, thủng tử cung... do tử cung chưa phục hồi hoàn toàn.

Lúc này, các mẹ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Đừng để vỡ kế hoạch

Hầu như các mẹ đối mặt với chuyện vỡ kế hoạch là do chủ quan. Trong thời gian cho con bú, chị em không kiểm soát được khi nào thì chu kỳ  lại xuất hiện, nghĩ rằng khó có thai lại ngay sau sinh, thành ra cứ thoải mái khi sinh hoạt vợ chồng, hoặc sử dụng các cách tránh thai không an toàn như cho con bú, xuất tinh ngoài âm đạo, tính ngày... Đến khi lỡ dính rồi mới bù lu bù loa, rụng rời chân tay.

Thực tế, sau khi sinh khoảng 30-45 ngày là phụ nữ có khả năng mang thai (đó là lý do vì sao có chị em chỉ hơn 1 tháng sau sinh là đã thấy chu kỳ). Việc cho con bú mẹ hoàn toàn có thể trì hoãn việc có thai do nội tiết tố prolactin điều khiển sự tiết sữa sẽ làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Tuy nhiên, vẫn có “ngoại lệ”, thành ra nhiều chị em chưa kịp thấy kỳ kinh đầu tiên sau sinh thì đã có bầu.

Trường hợp quên uống thuốc và không biết cách xử trí khi quên thuốc cũng nằm trong top dễ dính bầu. Đối với hầu hết các loại thuốc ngừa thai hiện nay, nếu quên lần đầu và kịp uống lại trong ngày thì thường không bị ảnh hưởng nhưng quên đến lần thứ hai thì phải dùng thêm biện pháp bổ sung theo như hướng dẫn của từng loại. Phần này, các mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Nên dùng biện pháp nào để tránh thai hiệu quả?

Có nhiều cách tránh thai, hiệu quả tương đối cao mà chị em cần cân nhắc cho riêng mình. Chị em càng chủ động phòng tránh thì càng tốt.

Đối với những chị em cần tránh thai trong thời gian dài, hoặc cần “kế hoạch” trong nhiều năm, có thể dùng các biện pháp như thuốc ngừa thai nội tiết (loại uống hằng ngày), que cấy dưới da, đặt vòng tránh thai nội tiết…  Đây là những biện pháp có hiệu quả ngừa thai rất cao, nhiều loại gần mức 100% nếu được dùng đúng cách.

Ngoài ra, còn một số cách tránh thai khác cũng rất hiệu quả:
- Các biện pháp màng chắn: dùng bao cao su, mũ cổ tử cung, màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng. Hiệu quả ngừa thai được đánh giá đạt 80%.
- Tránh thai vĩnh viễn: thắt ống dẫn tinh cho nam và thắt ống dẫn trứng cho nữ. Hiệu quả ngừa thai trên 99%.
Kế hoạch hóa gia đình để giữ hạnh phúc, nuôi con tốt, đó là điều chị em nên làm.

Bạn nên đọc
Quảng cáo