• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Chín tháng mang thai của mẹ bầu: Tam cá nguyệt thứ hai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chín tháng mang thai của mẹ bầu: Tam cá nguyệt thứ hai

Chín tháng mang thai của mẹ bầu: Tam cá nguyệt thứ hai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, phần lớn các mẹ bầu đều đã khỏi ốm nghén nên dễ dàng ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng cho mình và con. Dưới đây là những gì bạn sẽ gặp trong giai đoạn giữa của thai kỳ...

Mang thai tuần 13-16 (4 tháng)

Chào mừng bạn đến tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Trong thời gian này, bạn sẽ tự dưng rất thèm món gì đó và phải được đáp ứng ngay lập tức; nhưng khi món đó đặt trước mặt rồi thì tự nhiên bạn lại hết muốn ăn, thậm chí còn nôn ọe. Đó là một trong những triệu chứng đặc biệt của thai kỳ.

Bạn cứ ăn như bình thường chứ đừng ăn nhiều hơn gấp đôi bởi vì suy nghĩ phải ăn cho cả con trong bụng. Có thể là ăn nhiều hơn một chút so với ngày chưa có bầu cũng được, hoặc ăn theo nhu cầu chứ đừng cố gắng ăn càng nhiều càng tốt.

Ở tam cá nguyệt thứ hai, núm vú của bạn có thể tối hơn và thấy loáng thoáng các vết rạn da. Làn da của bạn có thể bắt đầu bị xạm lại, mặt thậm chí con có nám da; các chuyên gia nói rằng điều này là bình thường, nhưng nhiều người xem đó như là một dấu hiệu cho thấy bạn đang nhận đủ chất dinh dưỡng.

Trái tim của bạn hoạt động tích cực hơn để bơm máu cung cấp cho tử cung. Các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động nhanh hơn nên cần máu thường xuyên hơn gấp đôi bình thường; do đó bạn thấy tim mình rộn ràng hơn so với trước. Dung tích phổi của bạn đang giảm xuống vì tử cung ngày càng lớn dần chèn ép phổi nên ngay cả khi bạn hoạt động bình thường thì bạn sẽ cảm thấy nhanh mệt hơn, dễ ngộp thở hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Chính vì thế bạn cần phải từ tốn nhẹ nhàng, “đi nhẹ nói khẽ” khi mang bầu.

Mang thai tuần 17-20 (5 tháng)

Bụng bạn bắt đầu phát triển mạnh mẽ và mọi người có thể nhìn thấy rõ bụng bầu lùm lùm của bạn. Trọng lượng cơ thể bạn cho đến lúc này có thể đã tăng khoảng 2-4,5 kg và các triệu chứng ốm nghén đã bắt đầu biến mất; bạn có thể nhận thấy rõ rằng sự thèm ăn của bạn tăng lên để bù lại khoảng thời gian nghén ngẩm của tam cá nguyệt thứ nhất.

Trong khoảng thời gian này đến 22 tuần thai, bạn nên đi khám và siêu âm thai để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Lúc này thai nhi có thể đã quay đầu xuống dưới (ngôi thuận); bạn cũng có thể biết em bé là con trai hay con gái để sắm đồ sơ sinh cho bé.

Kích thước của thai nhi bây giờ đã bằng một con thỏ nhỏ, một củ cà rốt hay một quả chuối với chiều dài gấp rưỡi gang tay mẹ (khoảng 25-27cm). Bề mặt thai nhi được phủ một lớp sáp để bảo vệ cơ thể. Thận đã có thể bài tiết nước tiểu và thải ra dịch ối bao quanh.

Mang thai tuần 21-24 (6 tháng)

Thai nhi bé bỏng của bạn khi được 24 tuần tuổi có não bộ phát triển tương đối hoàn thiện.

Thời gian này em bé của bạn đang lớn rất nhanh, trọng lượng của con lúc này khoảng 0,5 kg, chiều dài khoảng 28-35 cm và bé đã phát triển hoàn thiện. Mặc dù hình dạng của con trông vẫn còn rất mong manh, nhưng nó đang phát triển nhanh chóng; hai mí mắt đang chuẩn bị cho ngày mở to để nhìn thế giới.

Tuần thứ 24 sẽ là một mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai. Vào thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ được coi là đã có thể sống sót. Nói cách khác là nếu bé được sinh ra lúc này thì xác xuất sinh tồn sẽ là 39%.

Bạn nên đọc
Quảng cáo