• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Phát triển của bé 2 tuổi mẹ cần biết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Phát triển của bé 2 tuổi mẹ cần biết

Phát triển của bé 2 tuổi mẹ cần biết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ở độ tuổi này, bé thể hiện cảm xúc rất rõ rệt thông qua lời nói, cử chỉ, hành động của mình, chẳng hạn như: dậm chân, hét lên, khóc,… Việc bé thể hiện cảm xúc như vậy là rất tốt dù đôi lúc sự thể hiện này khiến mẹ thấy lo lắng.

Những lúc như vậy, mẹ đừng lo xoa dịu bé ngay lập tức, cứ để bé hiểu rằng trong cuộc sống có cả những lúc không như ý như vậy. Việc mẹ dỗ bé ngay lập tức sẽ làm bé hiểu SAI, rằng không nên có những cảm xúc tiêu cực. Việc mẹ cứ dỗ dành bé mỗi lần bé khóc sẽ khiến bé không học được cách tự xoa dịu cảm xúc của mình.

Lúc này bé cũng đã hiểu được sự khác nhau về khoảng cách không gian và khi bé nói thì đã hay nhắc đến những từ như: kia, ở đâu, bên trong, bên ngoài, đi mất, gần, xa, tận trên trời, bên dưới,… Bé cũng có cảm nhận rõ ràng hơn về kích cỡ, số lượng và những mối quan hệ về không gian.

Để giúp bé phát triển tốt hơn những nhận thức mới này, mẹ có thể:

Nói về những người bé biết nhưng không có mặt ở đây, ví dụ: ba đi làm rồi; ông bà sống ở xa lắm.

Khuyến khích bé làm những hành động phức tạp, gồm nhiều bước như: mang gấu bông để lên ghế, rồi lại để bên dưới ghế, rồi lại mang về trả cho mẹ nào.

Hỏi bé những câu hỏi mà khiến bé phải suy nghĩ về nơi chốn, ví dụ: chim sống ở đâu nhỉ; máy bay bay đi đâu đấy;…

Lúc này mẹ nên giảm bớt lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày của bé. Mẹ cũng không cần “cân đo đong đếm” cẩn thận quá mà chỉ cần để bé ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng.

Bé đang học thêm nhiều từ vựng và sẽ sớm học được cách ghép các từ lại để nói thành câu. Những câu nói đầu tiên của bé thường chỉ là những câu ngắn. Mẹ hãy khuyến khích bé tập nói bằng cách:

Nếu bé nói chưa đúng thì cũng đừng ngắt lời bé ngay vì sẽ làm bé lo lắng không dám nói nữa. Mẹ chỉ nên nhắc lại câu nói đó theo cách đúng, để bé nhận biết nên nói thế nào. Chứ việc giải thích đúng-sai với bé lúc này là chưa hiệu quả đâu.

Đừng bắt bé nói đủ câu dài vì chỉ khiến bé thấy mình không đủ khả năng, không làm được.

Khi đọc sách cho bé, hãy liên tục hỏi bé về những gì bé nhìn thấy trong trang sách, bé cảm thấy thế nào, bé đoán xem tiếp theo là gì?

Bé 2 tuổi có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và có thể tự tưởng tượng ra những hình ảnh không có trong thực tế. Lúc này, bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng với vô số liên kết neutral mới được sinh ra, giúp bé hiểu được về thế giới xung quanh thông qua những câu hỏi về cái gì, tại sao, thế nào. Hãy khuyến khích bé học hỏi thêm bằng cách:

Cho bé nhiều loại đồ chơi khác nhau như: đồ chơi loại lớn để bé đẩy hoặc cưỡi lên, các đồ chơi vặn cót, chú hề trong hộp vặn cót, các khối hộp để xếp hình, búp bê và đồ chơi mặc đồ cho búp bê,…

Đừng ngăn cản bé khám phá đồ vật quanh nhà

Đưa bé đến những nơi mới lạ như: hồ bơi, sở thú, sân bay,…

Luôn có sách mới cho bé đọc và để ở những nơi tiện lấy ra. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo