• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi con bằng sữa mẹ
  • > Cho bé bú lâu dài - những điều cần biết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cho bé bú lâu dài - những điều cần biết

Cho bé bú lâu dài - những điều cần biết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
“Cho bú kéo dài”, “cho bú lâu dài”, “tiếp tục cho bú” hay đơn giản chỉ là người mẹ cho đứa con mình hơi lớn một chút của mình bú cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi trên các mặt báo.

Một số người cảm thấy sốc, thậm chí tức giận và tỏ ra kinh tởm việc này. Nhưng, ở nhiều nơi trên thế giới, việc cho con bú kéo dài khi con lớn hơn là một điều rất bình thường trong cuộc sống và người ta chẳng bao giờ phải băn khoăn về điều đó.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị cho trẻ bú mẹ hai năm hoặc hơn. Nếu cả mẹ và con đều thoải mái khi cho bú thì chẳng có giới hạn khi nào phải cai sữa cho con cả. 

Thế nhưng, thực tế lại diễn ra khác xa với những gì WHO khuyến nghị, chưa đến 10% các bà mẹ ở Úc cho con bú đến hai tuổi. Thay vì đặt câu hỏi, “cho trẻ 2 tuổi bú có được không?” thì hiện tại mối quan tâm sức khỏe cộng đồng ở Úc (và chắc chắc các nước khác trên thế giới cũng vậy) là có quá ít trẻ được bú mẹ quá vài tháng.

Một người mẹ cho con bú bao lâu thường bị chi phối bởi xã hội hơn là do yếu tố sức khỏe. Vì vậy ở những nơi mà tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp, các người mẹ thường bị bị áp lực phải cái sữa cho con khi con mới vài tháng tuổi. Ở những nơi tỉ lệ này cao, trẻ phải từ một tuổi trở lên thì người mẹ mới phải đối mặt với vấn đề này.

Đối với những đứa trẻ lớn vẫn còn được bú mẹ, cho bú thường có nghĩa là bú lúc đi ngủ buổi tối hoặc khi thức dậy buổi sáng chứ không phải bú cả ngày như trẻ nhỏ, như nhiều người vẫn nghĩ. Chính vì điều này, và bởi vì rất ít trẻ được ngoài hai tuổi ở Úc được bú mẹ, rất hiếm gặp các bà mẹ cho những đứa trẻ lớn bú mẹ ở nơi công cộng. Và khi một thứ gì đó không được thường xuyên nhìn thấy, nó sẽ trở nên không quen, và những thứ không quen có khuynh hướng trở nên lạ lẫm với chúng ta – ít nhất là vào lúc mới nhìn thấy.         

Mỗi cha mẹ mỗi khác nhau

Nói về việc làm cha mẹ, không có một khuôn mẫu chung nào cho tất cả mà rất muôn màu muôn vẻ. Nếu bắt gặp những phụ huynh hành xử với con cái họ khác chúng ta, chúng ta cần cố gắng có một cái nhìn khác và hãy ghi nhớ điều ấy. 

Một số trẻ được nuôi bằng sữa công thức ngay từ mới sinh. Một số trẻ thì được nuôi kết hợp giữa sữa công thức với sữa mẹ, và một số trẻ thì được nuôi bằng sữa mẹ trong những khoảng thời gian lâu mau khác nhau. Một số bố mẹ ngủ cùng giường với con, một số thì ngủ cùng phòng nhưng khác giường và một số thì cho con ngủ riêng ngay từ đầu. Một số trẻ ngậm ti giả còn số khác thì không bao giờ ngậm. Một số trẻ được cho bú bình ngay từ đầu, một số khác thỉnh thoảng bú mình và cũng có những trẻ chưa bao giờ bú bình.

Nếu chúng ta có một cái nhìn cởi mở về cách nuôi dạy con cái và cố gắng nhìn nhận sự việc từ góc độ của người khác, chúng ta có thể thông cảm hơn với người khác khi họ có cách nuôi dạy con khác với chúng ta, và điều đó chẳng có vấn đề gì cả. Không nhất thiết họ phải nuôi con giống chúng ta mới đảm bảo nuôi như vậy là đúng cách.

Chỉ trích, tẩy chay một người mẹ nuôi con bằng sữa công thức ngay từ lúc sinh hay lên án, ký thị một người mẹ cho con bú kéo dài đều là việc làm không đúng.

Trẻ sẽ bỏ bú tự nhiên vào độ tuổi nào?

Theo quan điểm sinh học thì độ tuổi cai bú mẹ tự nhiên là khi nào? Katherine Dettwyler (có bằng tiến sĩ về nhân loại học), dựa vào các yếu tố phát triển và so sánh với các loài động vật có vú khác, cho rằng độ tuổi trẻ tự cai bú mẹ rơi vào khoảng giữa 2.5 đến 7 tuổi.

Cho bú kéo dài cho làm cho trẻ bám mẹ và khó tính?

Một số người chỉ trích việc cho bú kéo dài cho rằng làm vậy sẽ khiến đứa trẻ bám mẹ và thiếu tự lập, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy nhờ sự kết nối vững chắc với mẹ (ví dụ thông qua việc cho bú đến khi nào trẻ sẵn sàng bỏ bú), trẻ hình thành nên các liên kết với người khác và trở nên tự lập hơn. Ngoài ra, trẻ được cho bú cho đến khi chúng sẵn sàng cai sữa có khuynh hướng cảm nhận mẹ của mình quan tâm tới mình hơn nhưng không quá bảo bọc. 

Tham gia vào cộng đồng Hội Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Úc, nơi mà việc cho con bú kéo dài rất phổ biến, bạn sẽ thấy những đứa trẻ ở đó có khuynh  hướng rất tự tin, thân thiện và dễ gần. 

Có phải cho con bú kéo dài chỉ là nhằm thỏa mãn ý muốn của người mẹ không?

Những người chỉ trích cho rằng việc cho bú kéo dài là vì người mẹ chứ không phải vì đứa mẹ. Thực tế thì ngược lại, bạn không thể ép một đứa trẻ bú mẹ được nhưng thường lại bị ép bỏ bú bởi mẹ. Một số mẹ cho con bú kéo dài hơn dự định ban đầu chỉ bởi vì để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tất cả trẻ cuối cùng rồi cũng sẽ tự bỏ bú.

Thường thì mới đầu các bà mẹ không có ý định cho con bú kéo dài mà ý định này được hình thành và phát triển khi đứa trẻ lớn dần lên. Những bà mẹ này chỉ tiếp tục cho bú bởi vì việc này tốt cho cả mẹ và bé. Nó như kiểu là “Nếu không có gì sai, tại sao ta phải sửa?”

Còn về mặt dinh dưỡng thì sao?

Ở góc độ dinh dưỡng, cho trẻ ở độ tuổi chập chững bú mẹ có thể cung cấp cho trẻ:

29% nhu cầu năng lượng hàng ngày

43% nhu cầu chất đạm

75% nhu cầu vitamin A

60% nhu cầu vitamin C

Nhu cầu tình cảm cũng quan trọng

Khi nói đến việc cho trẻ bú kéo dài, những người chỉ trích thường chỉ xem xét vấn đề ở góc độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nhu cầu tình cảm của trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ càng lớn thì việc bú mẹ có ý nghĩa về mặt điều chỉnh cảm xúc hơn là nguồn dinh dưỡng. Trẻ mô tả bú mẹ làm chúng cảm thấy hạnh phúc, ấm áp, được vỗ về và được yêu như thế nào. Cho bú có thể là một công cụ rất hữu hiệu để giúp trẻ giữ bình tĩnh và dễ chịu. Ví dụ, một số trẻ lớn hơn bú mẹ khi cảm thấy bị tổn thương, buồn hoặc chán. Cũng giống như thay vì một số trẻ ngậm ti giả, mút ngón tay hoặc có những món đồ ghiền như cái mền hay con gấu bông thì một số trẻ bú mẹ. Chẳng có cách nào là sai hết, chỉ là khác nhau, và tất cả đều ổn.

Nhiều người mẹ cảm thấy cho bú là một cách tuyệt vời để “kết nối lại” với con mình sau cả ngày xa nhau và cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ ổn định tinh thần sau sau một ngày dài mệt mỏi ở nhà trẻ. 

Lợi ích sức khỏe

Có những lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé khi bú mẹ càng lâu càng tốt. Trong đó có nhiều ích lợi phụ thuộc vào liều lượng, nghĩa là càng cho bú kéo dài thì càng có lợi. Trẻ được bú mẹ lâu dài phát triển nhận thức tốt hơn và giảm nguy cơ béo phì. Mẹ thì giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Nhiều mẹ vẫn tiếp tục cho con bú khi gởi con để đi làm trở lại và họ thấy trẻ ít bị bệnh hơn những trẻ không còn bú mẹ.

Làm cha mẹ là một công việc rất khó khăn. Chúng ta làm cha mẹ theo những cách khác nhau và điều đó không có vấn đề gì. Vì thế chúng ta nên cho nhau những cái vỗ vai khích lệ và nói “Bạn đang làm tốt lắm!”

Bạn nên đọc
Quảng cáo