• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi con bằng sữa mẹ
  • > Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ trẻ béo phì
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ trẻ béo phì

Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ trẻ béo phì

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Thừa cân, béo phì là căn bệnh thời đại vô cùng đáng báo động. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đang gia tăng nhanh chóng. Các mẹ hãy nuôi con bằng sữa mẹ để giảm thiểu nguy cơ này nhé.

Chứng béo phì ở trẻ em một phần là do kết quả của việc các bé đã dung nạp các protein và chất dinh dưỡng không phù hợp. Chuyện này sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ thể của bé trong tương lai, trong đó có nguy cơ béo phì và các hệ quả của nó - bao gồm các bệnh khác.

Những trẻ em được bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị béo phì hơn so với những em bé bú sữa bột đến 15-25%, bởi vì trẻ bú sữa công thức thường nhận được các chất dinh dưỡng không phù hợp với số lượng cho phép (thường là vượt quá nhu cầu của bé), dẫn đến sự quá đà trong trao đổi chất. Cơ thể bài tiết insulin nhiều hơn dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể tăng lên; gây hậu quả dài hạn nghiêm trọng cho cơ thể, đó là việc dẫn đến bệnh béo phì, bệnh tim mạch trong tương lai. Trong khi đó những đứa trẻ đang bú sữa mẹ hoặc sử dụng các loại sữa có lượng protein thấp hơn lại phát triển bình thường, ổn định. Thật ra trong sữa mẹ có rất nhiêu protein cung cấp cho sự phát triển của trẻ, nhưng đều là các protein được “cân đo đong đếm” cho cơ thể bé nên các bé bú mẹ sẽ ít có nguy cơ bị thừa cân hay béo phì ở tuổi lên 5 lên 6.

Trong thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên đáng kể. Ngoài nguy cơ béo phì làm cơ thể các bé phát triển mất cân đối, thì béo phì còn gây ra các hệ quả đáng lo ngại khác như bệnh tiểu đường, tim mạch - các nghiên cứu về chứng béo phì ở trẻ em đã đưa ra kết luận này.      

Nghiên cứu mối liên quan giữa việc tăng cân của trẻ, các nhà khoa học cho biết trẻ em béo phì dung nạp liều lượng protein cao hơn bình thường so với trọng lượng cơ thể, và chỉ số BMI (Body Mass Index: BMI). Lượng protein này dĩ nhiên cao hơn so với trẻ em bú sữa mẹ - vốn nhận hàm lượng protein thấp hơn, nhưng chất lượng cao. Và dĩ nhiên trẻ được nuôi bằng sữa mẹ rõ ràng sẽ có ít nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.

Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng 10-20% trẻ sơ sinh bị bệnh béo phì có nhiều khả năng sẽ trở thành trẻ béo phì, 40% trẻ béo phì có nhiều khả năng trở thành thanh thiếu niên thừa cân và 80% thanh thiếu niên béo phì có khả năng sẽ tiếp tục to béo cho đến tuổi trưởng thành. Và nếu người mẹ thừa cân có thể sinh ra một đứa trẻ có nguy cơ béo phì.

Ngăn ngừa béo phì có thể được thực hiện từ giai đoạn trứng nước bằng cách mẹ nên giữ gìn cân nặng trước khi mang thai, khi mang thai không tăng cân quá nhanh, khi sinh con ra mẹ hãy cho con bú sữa mẹ ít nhất là sáu tháng và tiếp tục cho đến khi nào có thể. Nhưng nếu mẹ nào thực sự không thể cho con bú mẹ thì hãy lựa chọn cho con loại sữa có protein chất lượng cao và phải tương đương với protein có trong sữa mẹ. Lượng protein chuẩn sẽ kích thích sự trao đổi chất của cơ thể, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính khác.

Và bạn nên tránh cho con dùng sữa bò trong năm đầu tiên, bởi vì các protein cao trong sữa bò cao hơn đến ba lần protein trong sữa phù hợp với bé. Bé uống sữa bò sớm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh béo phì, và dị ứng protein sữa bò là nhiều hơn.

Để ngăn chặn béo phì sẽ xảy ra với bé trong tương lai, mẹ nên bắt đầu bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khi mẹ có một cơ thể khỏe mạnh thì bé sẽ nhận được chất dinh dưỡng tốt trong dòng sữa mẹ và giúp bé tránh xa bệnh béo phì.

Bạn nên đọc
Quảng cáo