• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dành cho bố
  • > Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh

Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dành cho bố
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trầm cảm sau sinh là tình trạng ủ ê, buồn bã ở các mức độ khác nhau của sản phụ sau khi sinh con, biểu hiện nhẹ là dễ xúc động, dễ khóc, lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, mất ngủ, biểu hiện nặng hơn là bực dọc, dễ nổi cáu, tính khí thất thường, thậm chí hoảng loạn, ghét con, muốn tự sát...

1. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến các mẹ bầu. Tùy theo từng gia đình, từng người mẹ mà hiện tượng trầm cảm sẽ ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Thay đổi nội tiết

Sau quá trình chuyển dạ, cơ thể người mẹ diễn ra những thay đổi lớn trong đó có nồng độ các nội tiết tố. Việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen hay hormones tuyến giáp góp phần gây nên sự biến đổi tâm trạng ở người mẹ. Ngoài ra, những thay đổi về thể tích máu, huyết áp,... cũng góp phần vào tình trạng này.

Cơ thể đau đớn

Trải qua quá trình chuyển dạ, mẹ đã phải chịu những đau đớn mà những người chưa sinh nở không thể tưởng tượng nổi. Những mẹ phải mổ đẻ cũng phải chịu những cơn đau do vết mổ, nhất là sau khi thuốc tê đã hết tác dụng. Sau khi con chào đời, mẹ mệt mỏi rã rời và cơ thể giống như là “cơ thể của người khác” vậy.

Vất vả chăm con

Sau khi sinh con, người mẹ phải “kè kè” bên con gần như 24 tiếng mỗi ngày, thiếu ngủ triền miên. Người mẹ hầu như không có thời gian nghỉ ngơi mà hết cho con bú lại thay tã rồi dỗ con khóc,… 

Tâm lý lo lắng

Với nhiều người dù là đã sinh con thứ 2 thì vẫn có những bối rối, lo lắng trong những ngày đầu chăm bé. Chẳng hạn chẳng biết vì sao bé khóc nhiều thế, không biết phải làm gì bây giờ. Ngoài ra, những người mẹ còn có những lo lắng như “con mình có phát triển chậm hơn những bé khác không?”. Tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu đối với những người mẹ, nhưng với những người xung quanh thì lại thấy sự lo lắng này thật là “lo xa”.

2. Người chồng cần làm gì

Những lúc người vợ gặp phải những khó khăn như vậy, người chồng cần kịp thời quan tâm, chia sẻ một cách chân thành và hiệu quả với vợ.

Chia sẻ công việc với vợ

Điều đầu tiên người chồng cần làm là giúp vợ chăm con, bế con những khi con khóc, giảm gánh nặng cho vợ, giúp vợ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ. Nếu người chồng chưa có kinh nghiệm chăm bé thì có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ hai bên nội ngoại hoặc thuê người chăm bé.

Động viên tinh thần

Không chỉ giúp vợ việc nhà, việc chăm con, người chồng còn cần tỏ rõ sự nâng đỡ, chăm sóc với người vợ. Chồng hay luôn lắng nghe những chuyện mà vợ tâm sự, động viên an ủi vợ mỗi khi vợ bối rối không biết mình chăm con đã đúng chưa. Chồng đừng bao giờ nói những câu nói vụng về, cằn nhằn vợ, chẳng hạn như “trẻ con đứa nào chả khóc, đừng có than vãn làm gì”.

Quan sát kỹ lưỡng và phát hiện những dấu hiệu của trầm cảm

Việc phát hiện được những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh từ sớm sẽ giúp việc chữa trị được hiệu quả. Người chồng hãy quan sát kỹ lưỡng những dấu hiệu sau:

Người vợ thấy mọi chuyện đều không vui và không chịu cười

Thấy mọi việc đều không vui vẻ, không thoải mãi

Khi gặp bất kỳ việc gì đó không suôn sẻ, người vợ thường tự đổ lỗi cho mình một cách không hợp lý

Luôn cảm thấy lo lắng, bất an

Luôn cảm thấy lo sợ điều gì đó

Không thể ngủ được, tinh thần sa sút

Cảm thấy mình không hạnh phúc, u buồn đến mức hay khóc

Bạn nên đọc
Quảng cáo