• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khám thai và chích ngừa
  • > Chuẩn bị gì cho lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chuẩn bị gì cho lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu?

Chuẩn bị gì cho lần khám thai đầu tiên của mẹ bầu?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khám thai và chích ngừa
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khoảng tuần thứ 5-6, nghĩa là sau khi trễ kinh nguyệt vài ngày cho tới 2 tuần, mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên. Nếu đi khám quá sớm thì bác sĩ cũng không xác được chính xác tình trạng thai kỳ (mẹ đã có thai hay chưa) hoặc em bé đang thế nào bởi còn quá sớm, các thiết bị chưa thể phát hiện được. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên duy trì lịch sinh hoạt lành mạnh, đồng thời tìm hiểu thông tin, kiến thức mang thai và chuẩn bị những gì cần thiết cho lần khám thai đầu tiên.

1. Chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên

Mẹ hãy ghi ra những điều dưới đây để chú ý và trao đổi với bác sĩ tại lần khám thai đầu tiên của mẹ:

Tiền sử bệnh của bản thân

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng

Phương pháp ngừa thai mà mẹ đã/đang dùng

Các toa thuốc đang dùng

Các dị ứng thường gặp

Tình trạng sức khỏe hiện tại

Thói quen tập thể dục

Thói quen dinh dưỡng

Các thắc mắc của mẹ 

Để được bác sĩ chăm sóc và tư vấn tốt nhất thì mẹ nên chia sẻ cởi mở. Nếu thắc mắc một điều gì đó trong bất kỳ lần khám thai nào, hãy hỏi lại bác sĩ cho tường tận. 

2. Hãy trang bị kiến thức và chăm sóc sức khỏe bản thân 

Mẹ bầu hãy luôn cập nhật và trang bị kiến thức cho bản thân. Càng hiểu biết, mẹ càng dễ có được những lựa chọn tốt nhất trong suốt quá trình mang thai. Hãy tìm đến một số hội nhóm có uy tín dành cho bà bầu, tìm hiểu kinh nghiệm cho mình.

Mỗi ngày mẹ hãy cố gắng dành 30 phút để vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng (Hãy thử thả lỏng cơ, đi bộ, bơi lội, tập thể dục dưới nước, hoặc tập các bài tập nhẹ với máy tập).

Trong 3 tháng đầu của thai kì, mẹ không cần phải tăng lượng calo trong chế độ ăn uống của mình, chỉ cần chọn lựa thực phẩm sạch, nhiều chất dinh dưỡng là được. Trong thai kì, mẹ tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chính vì nó tồn tại rất nhiều vi khuẩn,kí sinh nguy hiểm có hại cho mẹ và bé. 

Những triệu chứng mang thai thường thấy như buồn nôn, ốm nghén vào buổi sáng hoặc suốt ngày với một số người. Ngoài ra, tính khí của bạn cũng có thể hay thay đổi, tất cả những điều này chứng tỏ bạn có thai kì bình thường. Mẹ đừng lo lắng nhé, mẹ luôn cần được chia sẻ cảm xúc và hỗ trợ tình cảm từ chồng, gia đình và bạn bè. 

Nếu âm đạo của mẹ bị rỉ vài giọt máu thì bình thường nhưng nếu quá nhiều có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu chảy máu và đau bụng dữ dội (như đau bụng khi hành kinh) thì có thể bạn bị động thai hoặc sảy thai. Trường hợp chảy máu cộng với đau bụng dưới dữ dội, từng đợt thì rất có thể bị thai ngoài tử cung.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo