• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khám thai và chích ngừa
  • > Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3

Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khám thai và chích ngừa
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ở những tháng cuối thai kỳ, các cơ quan quan trọng của bé đã hình thành gần như hoàn tất. Sự chăm sóc thai nhi ở giai đoạn này là đặc biệt quan trọng, bởi thai nhi không chỉ tăng trưởng với tốc độ vượt bậc, mà đây còn là giai đoạn “nước rút” chuẩn bị cho sự chào đời. Vậy làm sao để thai nhi có thể phát triển tối đa và chào đời khỏe mạnh, mẹ cũng tránh được các tai biến sản khoa thường xảy ra sau sinh, trong chuyển dạ? Tất cả phải nhờ đến các thiết bị y tế kiểm tra và một bác sĩ chẩn đoán, tư vấn kịp thời cho mẹ.

Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3

Khám thai vào 3 tháng cuối thai kỳ là để bác sĩ chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng cân nặng thai nhi và khung xương chậu của mẹ. Từ đó, có thể tiên lượng được cuộc sắp sinh tới là dễ hay khó, có những nguy cơ nào và mẹ cần làm gì để hỗ trợ… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phát hiện được những thai kỳ nguy cơ cao mà cho mẹ nhập viện sớm trước ngày dự sinh. Hay bác sĩ cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với các trường hợp như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ… Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ nên đến cơ sở y tế nào để sinh để an toàn và kịp thời nhất. Quan trọng nhất là phát hiện được các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ.

Nội dung khám thai:

Cân đo trọng lượng, đo huyết áp cơ thể mẹ.

Đo bề co tử cung và nghe tim thai.

Tiêm ngừa hỗ trợ phổi cho thai (tuần 28) và siêu âm Doppler để kiểm tra động mạch não (tuần 31-33).

Siêu âm xem tình trạng thai, nhau và nước ối.

Những việc mẹ cần làm trong những tháng cuối thai kỳ:

Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.

Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé sau sinh.

Học những lớp chuẩn bị trước sinh.

Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.

Tiếp tục bổ sung canxi và  sắt.

Chúc mẹ luôn khỏe để có một tinh thần tốt chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” thành công!

Bạn nên đọc
Quảng cáo