- Trang chủ
- > Sách
- > Khám thai và chích ngừa
- > Có nên tiến hành chọc dò ối hay không?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Có nên tiến hành chọc dò ối hay không?
- Tác giả:
- Thể loại: Khám thai và chích ngừa
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Làm thế nào để quyết định có nên tiến hành xét nghiệm này?
Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo phụ nữ ở mọi lứa tuổi được cung cấp tất cả các tùy chọn về thử nghiệm cũng như xét nghiệm chẩn đoán cho quý thứ nhất và thứ hai của thai kỳ. Bác sĩ thăm khám trực tiếp sẽ giải thích các ưu nhược điểm của mỗi phương pháp xét nghiệm cần thiết trong trường hợp của mẹ. Nhưng cuối cùng, quyết định xét nghiệm hay không lại hoàn toàn do cá nhân bạn quyết định.
Bạn có thể lựa chọn chọc dò ối từ đầu hay đợi kết quả các xét nghiệm và siêu âm trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm xâm lấn.
Nhiều phụ nữ lựa chọn làm thử nghiệm không xâm lấn và sau đó quyết định các xét nghiệm chẩn đoán dựa trên kết quả của các thử nghiệm này. Số khác lựa chọn xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn ngay từ đầu. (Họ có thể biết rằng họ có nguy cơ cao về các vấn đề nhiễm sắc thể hoặc vấn đề không thể xác định bằng thử nghiệm chụp chiếu thông thường – hoặc họ chỉ cảm thấy rằng họ muốn biết càng nhiều càng tốt về tình trạng của bé dù cho có phải đối mặt với nguy cơ nhỏ dẫn đến sẩy thai để tìm ra). Một số phụ nữ lại quyết định không thử nghiệm cũng chẳng xét nghiệm gì cả.
Nếu bạn chọn thử nghiệm chụp chiếu trước, bạn có thể phải quyết định sau đó – với bác sĩ sản phụ của mình – nếu kết quả chụp cho thấy nguy cơ đủ cao để tiến hành chọc dò ối hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác như lấy mẫu lông nhung màng đệm để tìm ra các vấn đề về thai nhi. Bạn cần cân nhắc giữa mong muốn được biết tình trạng của bé với khả năng nhỏ mà xét nghiệm có thể gây sẩy thai.
Xét nghiệm sẽ diễn ra như thế nào?
Nếu bạn đã quyết định thực hiện chọc dò ối, bạn sẽ mất khoảng 30 phút cho xét nghiệm này (trong đó, bản thân việc rút trích ối chỉ mất không đến 30 giây). Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ sử dụng siêu âm để xác định trên túi ối một điểm có khoảng cách an toàn với cả bé và nhau thai. Sau đó, theo chỉ dẫn tiếp theo của siêu âm, bác sĩ sẽ chọc một chiếc kim dài, mỏng và rỗng ruột xuyên qua thành bụng và tử cung của bạn để trích xuất một chút nước ối. Bạn có thể cảm thấy vài dấu hiệu như chuột rút, co thắt, hoặc sức ép trong suốt quá trình. Mức độ khó chịu khác nhau ở từng thai phụ và thậm chí là từng thai kỳ trên một thai phụ.
Siêu âm thai ở tuần thứ 32 để biết mẹ và bé đã sẵn sàng cho việc sinh nở
Những thủ thuật và xét nghiệm bác sỹ sẽ phải làm cho mẹ trong lần khám thai ở tam cá nguyệt 2
Những thời điểm khám thai QUAN TRỌNG NHẤT mẹ không được bỏ lỡ vì sự phát triển an toàn của thai nhi
Tìm hiểu về quá trình sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì đến thai nhi?