• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Có phải thai ngôi mông thì sẽ sinh ngược
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Có phải thai ngôi mông thì sẽ sinh ngược

Có phải thai ngôi mông thì sẽ sinh ngược

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Chỉ còn khoảng 5 tuần nữa là con chào đời nhưng hôm nay siêu âm thai, mẹ choáng váng nghe tin ngôi thai. Con đang ngôi đầu lại lộn lại thành thai ngôi mông... Thế là thế nào? Mọi người bảo thai ngôi mông thì phần lớn khả năng là con sẽ phải sinh mổ, vì nếu cứ thử để sinh thường thì có khi con sẽ bị ngạt, bị kẹt lại giữa chừng… Ở khoảng 36 tuần thai, hầu hết các bé đã phải lọt vào đường sinh, tức các con sẽ quay đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Đa số thai nhi đều xoay ngôi thuận, nhưng cũng có những trường hợp vì nhiều lý do khác nhau mà em bé từ chối cách chào đời truyền thống.

Hoặc là bé đã về ngôi thuận nhưng lại hì hục xoay thành ngôi ngược; hoặc là có bé lì lợm không thèm xoay đầu trong suốt thai kỳ. Dù gì đi nữa, ngôi ngược sẽ khiến con mất nhiều thời gian hơn để chào đời, nếu như các bác sĩ vẫn quyết định cho con thêm một cơ hội để có thể sinh thường. Thai ngôi mông không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên rất nhiều bà mẹ mang thai ngôi mông không tránh khỏi cảm giác lo lắng và bất an; mẹ cũng vậy. Khi thai có tư thế ngôi mông tức là tình trạng ngôi thai (phần thai nhi nằm trước eo trên của khung chậu) là mông của thai nhi, phần mông này của con sẽ được ra trước, còn phần đầu (là phần có đường kính lớn nhất) sẽ ra sau cùng. Việc đầu con ra sau cùng làm cho con có thể gặp nguy cơ lớn nhất là "kẹt đầu hậu", tức là vùng cổ bị siết chặt lại bởi việc co thắt của cổ tử cung sau khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn để sổ mông; chân, tay và thân ra trước. Việc "kẹt đầu hậu" này một khi đã xảy ra rồi thì thường dẫn đến tử vong thai nhi. Vì thế mẹ lo lắm...

Ngôi ngược không chỉ khiến thai nhi rơi vào tình trạng nguy cơ cao, mà còn khiến cho mẹ có thể kiệt sức khi chuyển dạ, do đó các bác sĩ sẽ phải tìm cách tối ưu nhất để bé có thể chào đời an toàn “mẹ tròn con vuông”. Thường thì các bác sĩ sẽ khuyên sản phụ nên mổ lấy thai. Đây là cách tốt nhất để tránh trường hợp mẹ bị kiệt sức hay vỡ tử cung vì vai hoặc đầu em bé bị chặn lại khi chào đời. Lúc đó, bé có thể tử vong và mẹ sẽ bị mất máu rất nhiều, vô cùng nguy hiểm. Nếu ở ngôi mông sinh thường, con sẽ chào đời với ba khả năng:

Tư thế của bé ngôi ngược (ngôi mông)

Phần mông sẽ được sinh ra trước, đầu gối con co lại, đùi gập vào người, tư thế ngồi xổm này như tư thế điển hình của thai trong bụng mẹ.

Phần mông của con ra trước, một chân duỗi thẳng lên đầu.

Cả hai chân con sẽ cao ngang đầu; khi sinh, mông của con sẽ ra trước.


Giải pháp tốt nhất cho bé ngôi ngược là mổ lấy thai, mặc dù có một số trường hợp bé có thể chào đời an toàn bằng phương pháp sinh thường. Nhưng nếu chọn sinh mổ, mẹ sẽ tránh được các rủi ro sau:

Mẹ sẽ tránh phải đối diện với sự mệt mỏi và đuối sức vì sinh con ngôi ngược mẹ sẽ trải qua thời gian chuyển dạ kéo dài hơn bình thường. 

Mẹ sẽ tránh trường hợp con bị sa dây rốn - biến chứng thường gặp trong ngôi ngược. Khi bị sa dây rốn, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ làm dây rốn co quắp lại làm quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho con sẽ bị ngưng trệ; con sẽ gặp nguy hiểm.

Mẹ sẽ tránh trường hợp dây rốn có thể bị chèn ép làm oxy không chuyển đến cho thai. Đây là lúc cấp cứu sản khoa phải mổ cứu con ngay lập tức.

Mẹ sẽ không phải lo lắng con có thể thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài vì vai/đầu con bị kẹt lại, mà càng chờ lâu sẽ càng nguy hiểm cho con. Trường hợp xấu nhất có thể vẫn phải mổ để cứu con.

Vậy thì nếu con ngôi mông, mẹ nên chọn phương pháp sinh mổ ngay từ đầu để đảm bảo cuộc vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo