• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Những điều mẹ bầu cần biết trước khi lên bàn sinh
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những điều mẹ bầu cần biết trước khi lên bàn sinh

Những điều mẹ bầu cần biết trước khi lên bàn sinh

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mẹ bầu nào sắp lâm bồn, và đang cảm thấy lo lắng, thì nên đọc 6 điều dưới đây để cảm thấy yên tâm hơn nhé!

1. Việc vỡ ối không có gì đáng sợ

Nhiều người vẫn cho rằng khi vỡ ối, hiện tượng này giống như một quả bóng nước vỡ và nước sẽ chảy lênh láng trên nền nhà. Thực tế không đáng sợ như vậy, nếu chỉ bị rỉ ối thì mẹ thỉnh thoảng bị ra nước giống như hiện tượng són tiểu, nó có thể kéo nhiều tiếng hoặc cả ngày, và mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng băng vệ sinh.

Túi ối có thể vỡ hoàn toàn một lúc, tuy nhiên mẹ vẫn có thể kiểm soát được, chỉ cần băng vệ sinh loại lớn thì mẹ bầu hoàn toàn yên tâm nhé!

Có mẹ thắc mắc rằng nếu túi ối không vỡ thì sao? Thực tế là nếu túi ối của mẹ không tự vỡ, thì bác sĩ sẽ giúp phá vỡ nó. Dụng cụ chọc ối được đưa sâu vào bên trong tử cung, nó không làm tổn thương gì cho mẹ, nhưng mẹ có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu.

Khi vỡ ối không có nghĩa là mẹ phải có mặt gấp tại bệnh viện, mẹ cứ bình tĩnh không cần phải hoảng loạn lên nhé! Nước ối của mẹ có thể bị phá vỡ, nhưng nó có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí một ngày, trước khi các cơn co thắt bắt đầu và cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn nở để mở đường cho em bé ra đời. Tuy nhiên khi hiện tượng vỡ ối hoàn toàn xảy ra, mẹ có thể sẽ bắt đầu chịu đựng những cơn đau đẻ, lúc này mẹ cần bình tĩnh và thở đều đặn để cung cấp oxy cho em bé trong bụng. Bởi vì, khi túi ối vỡ có nghĩa là môi trường sống của em bé bị phá bỏ, mẹ không cung cấp đủ oxy cho bé thì bé sẽ bị suy do thiếu oxy đấy!

Trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối, quá trình sinh đẻ sẽ bắt đầu, hoặc bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ bằng thuốc, và mẹ có thể sinh con bất cứ lúc nào.

2. Mẹ sẽ được hỗ trợ trong quá trình sinh đẻ

Các cơn co thắt có thể là phần tồi tệ nhất đối với mẹ. Mẹ có thể sẽ nghĩ rằng không thể nào chịu đựng được những cơn đau đẻ, và một đứa bé nặng đến vài cân với cái đầu to không thể ra khỏi đường âm đạo bé xíu. Nhưng rồi mẹ sẽ làm được với sự trợ giúp của bác sĩ và các thiết bị y tế.

Nếu mẹ sinh thường, và mẹ không thể chịu đựng được những cơn co thắt, mẹ có thể chọn phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng. Nếu mẹ không biết cách rặn hoặc đã cố gắng rặn mà em bé vẫn không ra được thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ hỗ trợ “hút” em bé ra ngoài một cách nhanh chóng.

Khi em bé ra đời qua đường âm đạo hoặc được hỗ trợ “hút” ra ngoài, bé có sẽ phần đầu dài và méo hơn một chút. Có thể trông bé sẽ xấu xí hơn những bé sinh mổ, tuy nhiên đầu bé sẽ tròn trịa trở lại vài tháng sau khi chào đời nhé!

Nếu mẹ không thể sinh thường, mẹ sẽ được bác sĩ thực hiện ca mổ để đưa em bé ra ngoài. Trong khi phẫu thuật mẹ sẽ được gây tê hoặc chụp thuốc mê, và mẹ sẽ không cảm thấy gì trong suốt ca phẫu thuật. Tuy nhiên với phương pháp sinh mổ, mẹ sẽ chịu đau đớn trong vài ngày sau khi thuốc tê, hoặc thuốc mê hết tác dụng.

3. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ có cảm giác buồn ị

Đó là thời gian để bắt đầu rặn đẩy em bé ra ngoài, và mẹ có thể sẽ cảm thấy buồn ị với mong muốn mãnh liệt là chạy vào phòng tắm để đi cầu. Đó là bởi vì em bé của mẹ đang muốn ra ngoài một cách mãnh liệt, và tạo áp lực lên trên toàn bộ khu vực vòm xương chậu của mẹ, bao gồm mông, để cố gắng đi ra ngoài. Lúc này, có thể mẹ sẽ nhận được lời khuyên từ các cô y tá là mẹ không nên đi vào nhà tắm và cố gắng rặn, vì có thể mẹ sẽ sinh em bé ngay trong nhà tắm.

4. Mẹ lo sợ người đỡ đẻ không phải là bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình

Đa số mẹ bầu đều mong muốn bác sĩ chăm sóc sức khỏe thai sản trong suốt 9 tháng, sẽ là người đỡ đẻ cho mình. Đây là tâm lý chung của tất cả mẹ bầu, mong muốn được nhìn thấy gương mặt và giọng nói quen thuộc, để có thể yên tâm hơn khi vượt cạn. Tuy nhiên, nếu chẳng may bác sĩ của mẹ bận việc ngay lúc mẹ chuyển dạ, thì mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm khác thực hiện đỡ đẻ, và mọi việc sẽ ổn. Và mẹ cũng nên biết rằng, khi mẹ đau đẻ mẹ chỉ mong em bé ra đời càng nhanh càng tốt, và việc bác sĩ nào hỗ trợ mẹ trong lúc ấy sẽ không còn quá quan trọng nữa.

5. Mẹ có thể bị cắt tầng sinh môn với vài vết khâu nơi âm đạo

Nếu mẹ sinh thường, để hỗ trợ cho việc em bé chào đời nhanh chóng, bác sĩ có thể thực hiện cắt tầng sinh môn của mẹ trong quá trình sinh. Việc này có thể gây ra chút đau đớn với vài mũi khâu nơi âm đạo. Tuy nhiên mẹ nên biết việc này là cần thiết, và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ.

6. Và sẽ có nhiều máu

Tất nhiên là có máu, trong bất kì một ca sinh nở nào. Cả phòng sinh sẽ có rất nhiều máu, và điều này là bình thường. Máu có thể sẽ ra rất nhiều từ ca sinh nở của mẹ, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và em bé nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo