• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Dạy con biết... khóc
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Dạy con biết... khóc

Dạy con biết... khóc

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Chàng trai Min 37m bảo với bố:

Bố ơi, Min ngoan. Hôm nay Min đi học không khóc đâu.

Ơ, thế hôm khác đi học con khóc à? Con là siêu nhân cơ mà?

Siêu nhân mà buồn thì cũng phải khóc chứ.

Đúng rồi. Siêu nhân khi buồn chắc cũng khóc.

Nhưng mà nếu siêu nhân mà ngày nào cũng khóc thì buồn cười bố nhở?

Ừ! Buồn cười thật. *Bố Min lúc này cười toe toét*

Nghe đoạn đối thoại hài hước 2 bố con - mẹ biết. Tưởng như đơn giản nhưng  đó chính là kết quả của cả một quá trình vượt lên suy nghĩ, áp đặt, mà nhiều người vẫn hay bảo với trẻ em, thậm chí cả người lớn rằng: "con trai không được khóc", "lớn rồi còn khóc là xấu lắm". Vì sao vậy? Khóc có thật sự là xấu? Đàn ông mà khóc thì rất mất mặt có phải không? Và người không khóc có thật sự là người mạnh mẽ? 

Vì sao bé khóc?

Trẻ dùng tiếng khóc như một ngôn ngữ giao tiếp ngay từ phút đầu tiên chào đời và số nước mắt chảy ra trong cả cuộc đời con người có thể lên đến 100 lít. Những năm tháng tiếp theo, khóc là biểu hiện tâm lý hết sức bình thường khi bé sợ hãi, lo lắng, đau ốm, khó chịu, cô đơn, buồn chán hay tức giận. Ngay cả khi bé còn lạ lẫm với chính cảm xúc của mình thì khi ấy một cách tự nhiên, bé đã bật khóc trước cả khi lý trí của bé biết gọi tên cảm xúc ấy. Người lớn (người gần gũi nhất là mẹ), sẽ là người giúp bé gọi tên cảm xúc. Đơn giản lắm, chỉ cần làm ông bụt, bà tiên,... Mỗi lần hiện lên, câu đầu tiên bao giờ cũng hỏi cô Tấm là:

Vì sao con khóc?

Mẹ hiểu rồi, mẹ đi mà quên không nói với con nên con lo lắng đúng không?

Có phải vì… mà con buồn không? 

Con đang tức giận vì điều này đúng không?

Nhận ra cảm xúc và gọi tên nó là một trong ba yếu tố để bồi dưỡng chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) cho bất kỳ ai, kể cả trẻ em. Và việc này nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bé ra đời. Con bạn không tự nhiên mà lớn, hãy để con học cách khóc, rồi con sẽ tự trưởng thành từ việc học.

Khóc có xấu?

Trái ngược với lý trí luôn phân định rạch ròi đâu là suy nghĩ tốt (tích cực) còn đâu là suy nghĩ xấu (tiêu cực) thì đối với cảm xúc, không có cảm xúc nào xấu hơn, cũng không có cảm xúc nào tốt hơn. Tất cả chỉ là những mảnh ghép nhiều màu sắc làm nên một đời sống cảm xúc phong phú rất “người”.

“Hạnh phúc ngay cả khi em khóc, bởi trái tim biết buồn là trái tim vui”. Tiếng khóc tự nhiên là một cách để giảm hormone stress trong cơ thể, giải phóng những nội tiết tố có tác dụng giảm đau, an thần. Khóc sẽ xấu nếu là khóc mè nheo, khóc vô cớ, khóc để làm “vũ khí” tinh thần. Hãy nhớ rằng mè nheo thực ra không phải “trời sinh tính”, nó chỉ sinh ra bởi sự thỏa hiệp của người lớn, nghĩa là trẻ nhận ra công thức “mè nheo là đạt được mục đích”, chỉ cần mục đích vô lý ít thì mè nheo ít, mục đích vô lý hơn thì mè nheo nhiều, thể nào cũng được, với người này không được thì sẽ được với người kia. Còn tiếng khóc tự nhiên thì đã là con người, dù là nam hay nữ, dù già hay trẻ, đều có quyền được khóc.
        
Mình luôn nói với Min: “Nếu buồn quá (nếu đau quá…), con có thể khóc, không sao cả. Con yên tâm, rồi mình sẽ vượt qua.” Cũng chính vì vậy nên những lần đầu tiên, chẳng hạn lần đầu đi tiêm phòng hay đi học, Min có thể khóc nhưng sau đó rất hiếm khi khóc vì bé đã tự trưởng thành lên rồi. Khi đó, đừng quên khen con vì đã tiến bộ hơn ngày hôm qua nhé.

Không khóc có "giỏi"?

Nhiều người đồng ý rằng, muốn khóc mà không được khóc, không khóc được trước mặt người khác mà chỉ khóc được một mình hoặc không thể khóc được nữa do đã kìm nén cảm xúc của mình trong một thời gian dài (nhất là thời thơ ấu). Thực ra lại là một điều bất hạnh. Cảm xúc bị ý thức đè nén sẽ không thể bỗng nhiên mất đi, ý thức quên nhưng tiềm thức luôn nhớ và chỉ chờ cơ hội được bộc lộ ra. Chỉ có cảm xúc được nhìn nhận đúng, được kiểm soát, được chuyển hóa, mới chuyển được từ dạng này sang dạng khác và không gây ra hậu quả đáng tiếc. Trong xã hội hiện đại cùng nhiều loại khuôn khổ và rào chắn vô hình, nguyên nhân sâu xa từ việc cảm xúc bị thờ ơ, lãng quên và đè nén đã dẫn đến không ít những vụ sinh viên học sinh đang là “con ngoan trò giỏi” bỗng một ngày tự tử, giết người thân, xả súng ở trường học. Một người có vẻ không bao giờ khóc có thể là một người “thông minh cảm xúc”, nhưng cũng có thể là một người “vô cảm”, đôi lúc nhìn giống nhau nhưng bản chất lại khác xa. 

Vậy nên hãy đối xử tốt với tiếng khóc là sống thật với cảm xúc của mình, cha mẹ nên hiểu để dạy con đúng “cảm xúc” nhé!

(Nguồn: fb Fang Link) 

Bạn nên đọc
Quảng cáo