• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Để phòng tránh cúm bà bầu hãy để ý những cách này
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Để phòng tránh cúm bà bầu hãy để ý những cách này

Để phòng tránh cúm bà bầu hãy để ý những cách này

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Vậy là chúng ta đang bước vào những ngày tháng giao mùa, để đến với một mùa hạ nóng ẩm, những cơn mưa đột ngột. Mùa hè không chỉ là mùa của những kỳ nghỉ, mà còn là đỉnh điểm của bệnh cảm cúm. Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không phản ứng kịp, dẫn đến sức đề kháng bị yếu đi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hô hấp, đặc biệt bệnh cảm cúm. Với các bà bầu thì điều này khá nguy hiểm, bởi mẹ bầu rất dễ mắc bệnh, lại phải hạn chế dùng thuốc, trong khi cảm cúm có thể ảnh hưởng bất lợi tới thai nhi. Phải làm sao để phòng tránh cảm cúm và giữ an toàn cho bà bầu một cách hiệu quả?

1. Giữ tay sạch

Ai cũng đã nghe nói quá nhiều về điều này, nhưng thực tế thì rất ít người tuân thủ đúng lời khuyên. Hãy rửa sạch tay trước khi dùng bữa, khi về nhà (đi làm, đi học về). Đó chính là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh cảm và cảm cúm. Vi trùng gián tiếp trên ngón tay có nhiều cơ hội tiếp xúc với miệng và mắt chúng ta, chưa kể các virus lây lan trực tiếp mà mắt thường không thể nhận biết. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại trừ sự xâm phạm của chúng và bảo vệ cơ thể. 

2. Che miệng

Thai kỳ cũng là giai đoạn hệ miễn dịch của mẹ xuống rất thấp, rất dễ nhiễm các bệnh truyền nhiềm. Ngoài việc rửa tay sạch để loại trừ virus, vi khuẩn trên tay, mẹ bầu còn nên thường xuyên che miệng.

Trong trường hợp đồng nghiệp bị cảm cúm, hoặc thậm chí chính mẹ bị cảm cúm, hãy dùng khăn tay che miệng hoặc mang khẩu trang để tránh lây lan virus tại nơi làm việc. Khi đi chợ, đi siêu thị hoặc tới những nơi đông người, mẹ cũng nên đeo khẩu trang.

3. Tránh đồ ăn lạnh

Đồ ăn đồ uống lạnh không làm chúng ta viêm họng, cảm lạnh, như vẫn bị hiểu lầm từ trước tới nay. Ngược lại, uống một ngụm nước lạnh nhỏ có thể làm dịu cổ họng khi đang ho, đang rát cổ. 

Nhưng trong thời điểm giao mùa, những đồ ăn thức uống lạnh như kem, nước lạnh,… lại có hại cho sức khỏe bởi chúng làm đông những niêm mạc hô hấp khiến chúng ta dễ bị nhiễm virus hơn. Hãy uống nước ấm và ăn thực phẩm còn nóng.

4. Chế độ ăn cân bằng

Việc chúng ta bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp chúng ta chống lại những căn bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả hơn. Khi đó, dù chúng ta có bị nhiễm virus nhưng cơ thể sẽ chống lại được và không thể hiện thành cảm cúm.

Nếu thiếu hụt protein, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả do các tế bào (nhất là tế bào máu trắng giúp cải thiện hệ miễn dịch) không được nuôi dưỡng tốt. Trứng, cá và thịt là những nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể, cần bổ sung những thực phẩm này trong các bữa ăn. Ngoài ra, tăng cường ăn rau củ và trái cây để bổ sung vitamin, các khoáng chất cùng các chất chống ô-xi hóa.

5. Uống nhiều nước

Nước là loại thuốc rẻ tiền nhất để ngăn ngừa cảm cúm. Các màng nhầy trong mũi của chúng ta đóng vai trò là tấm màng ngăn bụi và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể chúng ta thiểu nước, màng nhầy này bị khô đi và sẽ “lọc” bụi bẩn và vi khuẩn kém hiệu quả, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng những người uống hơn 2l nước mỗi ngày có nguy cơ bị đau cổ họng và ngạt mũi thấp hơn 5 lần so với những người chỉ uống 1l nước.

Những mẹ bầu càng cần uống đủ nước. Uống thiếu nước lâu dài khiến mẹ bầu có nguy cơ táo bón, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, và thiểu ối.

6. Một ly trà nóng

Uống quá nhiều trà thì không tốt cho sức khỏe và gây mất nước cho cơ thể, nhưng một ly trà nóng thì lại rất có lợi cho sức khỏe trong thời điểm giao mùa. Hãy uống một ly trà nóng với vài lát gừng hoặc mật ong. Trà không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp trí óc chúng ta tỉnh táo, minh mẫn. Chúng ta cũng có thể chọn trà xanh thay cho trà đen.

7. Nêm thêm tỏi, hành vào các bữa ăn

Thêm nhiều hành và tỏi trong các món ăn vào thời điểm giao mùa có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hơn thế, hành và tỏi còn ngăn ngừa ung thư hiệu quả. 

Nhưng cũng cần chú ý rằng ăn nhiều hành, tỏi sẽ khiến cơ thể có mùi. Và ăn nhiều hành tỏi còn có thể khiến mẹ bầu bị ợ chua, khó chịu nhiều hơn. Hãy lắng nghe cơ thể là chọn cách nào phù hợp nhất với mình nhé. 

8. Tập thể thao

"Không tập thể thao = hút thuốc lá". Câu nói này đã nói lên tầm quan trọng của việc tập thể thao đối với cơ thể và sức khỏe con người. 

Tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe, có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật nói chung và các bệnh cảm, cảm cúm nói riêng. Ngoài ra, tập luyện thể thao còn giúp làm giảm stress – vốn là một nhân tố góp phần khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh hơn.

Nhưng với những mẹ bầu, việc tập thể dục phải được xem xét kỹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ nên tránh những môn thể thao vận động quá mạnh như tennis, chạy bộ (nhiều mẹ vẫn có thể chạy bộ khi mang bầu nhưng không phải ai cũng có thể làm vậy) mà hãy thử đi bộ, bơi lội và tập yoga dành cho bà bầu. 

9. Nghỉ ngơi đầy đủ

Mỗi người nên ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ chất lượng giúp các cơ quan tái hoạt động năng suất và có thể chữa trị hay chống nhiễm trùng hiệu quả hơn trong thời điểm giao mùa này.

Để có giấc ngủ ngon, hiệu quả, hãy dừng các hoạt động trí óc như làm việc, chơi games, thậm chí xem TV khi đã muộn. Gần tới giờ ngủ, hãy thư giãn, tắm nước ấm và đọc một cuốn sách chẳng hạn, giấc ngủ sẽ đến với bạn thật tự nhiên và mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe nhất. 

Bà bầu thường bị mất ngủ so với những người thường do đau lưng, ợ chua, nhức mỏi, đi tiểu nhiều lần trong đêm,... Nhưng giấc ngủ lại càng quan trọng đối với bà bầu. Hãy điều chỉnh lối sống để có thể nghỉ ngơi tốt nhất, giúp mẹ và bé có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

10. Chích ngừa cúm

Hiện chích ngừa cúm không có nghĩa là chúng ta sẽ miễn nhiễm 100% với cúm, mà vẫn có khả năng bị cúm, nhưng sẽ giảm thiểu được việc cúm trở nặng và sẽ mau chóng khỏi hơn nếu có chủng ngừa. Với những người có nguy cơ cao hoặc sống chung hay chăm sóc cho những người có nguy cơ bị cúm thì nên chích ngừa cúm.

Nhiều người cho rằng khi mang bầu thì không được phép chích ngừa nữa nhưng thực tế là mẹ bầu vẫn có thể chích ngừa cúm, và kháng thể chống lại bệnh cúm sẽ được truyền sang thai nhi. Khi ra đời, em bé sẽ có kháng thể cúm trong cơ thể.

Bạn nên đọc
Quảng cáo