• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Giải mã bí mật cú đạp của bé
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Giải mã bí mật cú đạp của bé

Giải mã bí mật cú đạp của bé

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Phải thật chú ý theo dõi thì người mẹ mới cảm nhận được bé đạp từ trong bụng mẹ. Chúng ta cùng đi giải mã bí mật cú đạp của bé nhé.

Tất cả người mẹ đang mang thai, khi cảm nhận được thai máy lần đầu tiên là điều tuyệt diệu nhất! Lần đầu tiên người mẹ cảm nhận được mầm sống đang trong bụng mặc dù trước đó có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm. Lúc này người mẹ có cảm giác gắn bó với đứa con trong bụng hơn, một sợi dây liên kết tình mẫu tử thiêng liêng được hình thành từ đây. Từ những tình cảm đặc biệt này, người mẹ sẽ chia sẻ với chồng, nhà chồng, từ đó cả nhà có một mối quan tâm chung, do đó tình cảm gia đình thân thiết bền chặt hơn.

Bé trong bụng sẽ có từng giai đoạn phát triển và phản ứng lại trong một số trường hợp nhất định. Phải thật chú ý theo dõi thì người mẹ mới cảm nhận hết được. Bên cạnh đó việc bé không máy hoặc máy không thường xuyên cũng phải được quan tâm, vì có thể bé đang gặp vấn đề. Chúng ta cùng đi giải mã cú đạp của bé từ trong bụng mẹ nhé!

1. Bé bắt đầu biết đạp từ khi nào?

Thật ra đứa bé trong bụng đã biết đạp từ tuần thứ 9, tuy nhiên người mẹ thường chưa cảm nhận được, phải đến tháng thứ 6 của thai kỳ thì người mẹ mới cảm nhận một cách rõ ràng. Từ tuần thứ 9, bé đã có thể thực hiện được nhiều động tác như chuyển động tay, chân, đấm, đá, vặn vẹo, nhào lộn… Cảm giác này ở những bà mẹ mang thai lần thứ 2 sẽ nhận ra rõ hơn so với những bà mẹ lần đầu mang thai. Nếu ở lần đầu, phải đến 22 tuần mẹ mới cảm nhận bé đạp, thì ở lần thứ 2 trở đi người mẹ sẽ cảm nhận được sớm hơn, có thể là từ tuần thứ 16. Ban đầu em bé sẽ đạp rất nhẹ, như một ai đó búng nhẹ lên thành bụng, có người còn cảm giác như tôm búng, cá quẫy; phải thật chú ý mẹ mới cảm nhận được. Từ tuần thứ 28 trở lên, em bé có xu hướng đạp mạnh hơn và nhiều lần hơn, vì lúc này các cơ quan của bé đã hoàn thiện và bé phản ứng lại môi trường xung quanh một cách ý thức.

2. Bé đạp chứng tỏ bé đang phát triển tốt

Từ tuần thứ 22 trở đi, bé sẽ bắt đầu đạp nhiều hơn và lúc này người mẹ sẽ cảm nhận một cách rõ ràng hơn. Tuy nhiên phải đến tháng 7 thì bé mới phản ứng lại môi trường một cách dữ dội nhất. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì điều này chứng tỏ bé hiếu động và đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

3. Bé đạp nhiều hay ít có ảnh hưởng gì không?

Thực tế thì không có người mẹ nào cảm nhận bé đạp giống nhau cả, sẽ có người cảm nhận nhiều và có người cảm nhận ít. Tùy thuộc vào số lần mang thai, vào kinh nghiệm, những khoảng thời gian khác nhau cũng như dựa vào nhiều yếu tố khác.

Những mẹ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy và cảm thấy thai máy nhẹ hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng cho khả năng cảm nhận khác nhau. Cảm nhận đầu tiên về thai máy thường nhẹ nhàng, giống như tôm búng, như ai đó gõ nhẹ vào thành bụng, hay như có cái gì nhúc nhích trong bụng. Về sau thai càng lớn sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, những cú “tung chưởng” của bé.

Một số mẹ cho rằng bé đạp vào buổi tối nhiều hơn ban ngày. Thường đây là lúc mẹ rảnh rỗi nghỉ ngơi nên có thời gian theo dõi mọi cử động của bé nên nhận ra bé đạp dễ dàng hơn. Để có thể cảm nhận được bé đạp, mẹ hãy nằm nghe nhạc thư giãn, xoa nhẹ lên bụng, trò chuyện với bé, đừng suy nghĩ và phân tâm tới những điều gì khác xung quanh, lúc ấy mẹ sẽ thấy bé chơi đùa trong bụng.

Bé đạp nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ không quan trọng nếu việc kiểm tra siêu âm hàng tháng cho thấy bé vẫn phát triển tốt. Và hơn hết bản thân người mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thư giãn đầu óc để bé yêu được khỏe mạnh.

4. Bé ngưng đạp hoặc giảm số lần đạp có nguy hiểm gì không?

Không phải lúc nào bé cũng hoạt động, bình thường khi bé thức sẽ đạp khoảng 3-4 lần trong một giờ, và sẽ ít hơn nếu bé ngủ hoặc có vấn đề sức khỏe. Bé đạp quá nhiều trong một giờ, khoảng 20 lần chẳng hạn thì có thể bé đang stress hoặc người mẹ đang căng thẳng. Lúc này người mẹ nên nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.

Mẹ nên lập kế hoạch theo dõi số lần đạp của bé để nhận biết điều bất thường. Bé ít hoạt động có thể liên quan đến sự thiếu hụt oxy, sự sụt giảm lượng đường. Nếu trong 12 giờ thai máy chưa đến 10 lần, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn, hoặc siêu âm để phát hiện nguyên nhân.

5. Bé đạp để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường

Khi môi trường sống của bé bị thay đổi bé sẽ đạp vào bụng mẹ để phản ứng lại, kể cả môi trường bên ngoài. Có mẹ đi ăn tiệc hoặc đến những nơi đông người ồn ào, hay có nhạc quá lớn, bé thường đạp dữ dội vào bụng mẹ, điều này cho thấy bé đang khó chịu với tiếng ồn. Những cú đạp là một phần của sự phát triển bình thường và mẹ không cần phải lo lắng.

6. Mẹ nằm nghiêng về bên trái thì bé sẽ đạp nhiều hơn

Theo bác sĩ chuyên khoa và từ một số mẹ có kinh nghiệm cho rằng khi mẹ nằm nghiêng về bên trái, lượng máu cung cấp cho bé tăng lên và kết quả là bé sẽ đạp nhiều hơn. Nếu mẹ muốn cảm nhận được bé đạp nhiều hơn hãy thử nằm nghiêng về bên trái mỗi khi nằm nhé!

7. Bé đạp nhiều sau mỗi bữa ăn của mẹ, hoặc mẹ ăn thức ăn lạ hoặc mẹ ăn quá no

Một thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày, đặc biệt bé sẽ đạp thường xuyên và mạnh hơn khi mẹ ăn thức ăn lạ hoặc khi mẹ ăn quá no hoặc sau mỗi bữa ăn của mẹ. Điều này là hết sức bình thường, các mẹ đừng lo lắng nhé, mà hãy tận hưởng những cú đạp của bé.

8. Bé ít đạp sau tuần thai thứ 36 không có nghĩa là gặp vấn đề

Bé sẽ đạp vào bụng mẹ thường xuyên và mạnh nhất từ tuần thứ 28 đến 36 tuần. Khi mẹ bước vào tuần thứ 38 và cho đến khi sinh thì bé ít đạp hơn, điều này rất bình thường vì tử cung của người mẹ đã trở nên chật hẹp, ít không gian cho bé vận động. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo