- Trang chủ
- > Sách
- > Bệnh trẻ em thường gặp
- > Giúp bé tăng sức đề kháng và phòng bệnh thường gặp mùa nắng nóng
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Giúp bé tăng sức đề kháng và phòng bệnh thường gặp mùa nắng nóng
- Tác giả:
- Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Bệnh thủy đậu
Từ trước đến nay, bệnh thủy đậu vẫn được xem là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở trẻ do dễ lây lan qua đường hô hấp, dễ phát thành dịch. Khi một người mang virus thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho... thì các virus đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4.
Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần (3 lần/ngày) và tính chất phân thay đổi như đi phân loãng, nhiều nước. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Mùa hè thì tỷ lệ tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn cao trong khi mùa đông thường do virus, trong đó virus rota là nặng nhất
Giai đoạn giao mùa và mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nguyên nhân là: nắng nóng thức ăn dễ bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, do nóng bức, trẻ khát nước nhiều và dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh (như kem bán dạo, nước đá không hợp vệ sinh, nước mía ngoài hè đường,...). Vì vậy, mẹ không nên chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.
Viêm đường hô hấp cấp
Viêm đường hô hấp cấp hiện nay vẫn được xem là căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm ở trẻ em bởi nó có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 - 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.
Tiết trời nóng nực của mùa hè cũng là điều kiện thuận lợi cho các chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em phát triển.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau khiến đôi khi cha mẹ không kịp thời nhận ra. Khi trẻ mới bị bệnh, có thể chỉ có những triệu chứng thông thường như ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng. Khi bệnh nặng hơn nữa, có thể nhìn thấy lồng ngực bé bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Nguy hiểm là ở chỗ diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh, do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng. Khi thấy trẻ bệnh phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nhiễm siêu vi
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn các trường hợp sốt nhiễm siêu vi thường không nguy hiểm,bé sẽ hết sốt và bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số bệnh gây tổn thương nặng dẫn đến tử vong.
Mỗi loại siêu vi sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những triệu chứng và loại bệnh khác nhau.
Mùa nắng nóng luôn là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi nhất. Trẻ có thể bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ... một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng…
Khi phát hiện bé có những dấu hiệu của sốt siêu vi, cách tốt nhất là cho bé nghỉ ngơi đầy đủ và ăn những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Còn nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ…
Cách phòng tránh những bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng
Để tránh thời tiết khắc nghiệt, mẹ hãy cho bé ở trong nhà nhiều hơn, tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt. Bé và cả gia đình nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng bệnh bằng cách:
Uống đủ nước, tránh để cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể mất nhiều nước do ra mồ hôi nhiều, uống nước lọc là chưa đủ, hãy cho bé uống một trái dừa tươi nhỏ là tốt nhất và an toàn nhất.
Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, đu đủ, sơri, nho…
Thực hiện nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm và ăn chín - uống sôi để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa. Hạn chế ăn thức ăn ngoài đường phố. Không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều đường như chè, kem, mặc dù đây chính là những đồ ăn khoái khẩu của bé trong mùa nóng, bởi những đồ ăn này không có dinh dưỡng cho bé mà chỉ toàn đường, chất tạo màu, tạo mùi vị.
Tránh nằm máy điều hoà nhiệt độ quá thấp ngay sau khi đi nắng về hoặc ngược lại, đang ở trong phòng máy lạnh mà bước ra khu vực nắng nóng đột ngột. Thân nhiệt thay đổi đột ngột sẽ dễ gặp tình trạng sốc nhiệt, gây đau nhức cơ và mệt mỏi. Nên để nhiệt độ trong phòng không cách biệt quá 5 độ C đối với nhiệt độ bên ngoài.