• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • > Giúp con học hỏi trong những năm chập chững
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Giúp con học hỏi trong những năm chập chững

Giúp con học hỏi trong những năm chập chững

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ở tuổi này, trẻ học nói và bớt lệ thuộc nhiều vào cha mẹ. Trẻ có thể học ở những người xung quanh.

Trẻ học bằng cách của chúng. Trẻ sẽ học được nhiều nếu trẻ thực hành nhiều, chứ không phải chỉ quan sát các hành động. Trẻ thường nói những câu như :

  • Con làm.
  • Không.
  • Con.

Cha mẹ có thể giúp trẻ các kỹ năng cần thiết cho trẻ khi lớn lên và đi học. Nội dung được đề cập trong tài liệu này hướng dẫn các lỹ năng sẽ theo trẻ suốt cả đời.

Tự điều chỉnh

Tự điều chỉnh là một kỹ năng rất quan trọng. Trẻ sẽ sẵn sàng học hỏi khi chúng tập trung và chú ý vào vấn đề. Điều chỉnh cảm xúc, hành vi của trẻ rất quan trọng, để giúp bé hành động đúng. Tự điều chỉnh ở trẻ có thể chịu ảnh hưởng từ cách hành xử, cảm xúc hay sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Trẻ rất nhạy cảm với sự quan tâm của cha mẹ. Để giúp trẻ, cha mẹ có thể làm theo các chỉ dẫn sau đây:

Hãy xem xét mọi thứ xung quanh trẻ.

Lắng nghe mọi thứ.

Hiểu rõ mọi vấn đề.

Giải thích và hành động phù hợp khi cần.

Học cách giải quyết vấn đề.

Những phương pháp trên sẽ giúp trẻ đối đầu với những thử thách sau này. Giữ trẻ bình tĩnh và cảnh giác là cách quan trọng để học hỏi. Dạy bé cách hành xử đúng cũng rất quan trọng, trẻ sẽ quan sát xung quanh và học theo những gì trẻ thấy.

Khả năng phục hồi

Khả năng phục hồi là khả năng vượt qua các trở ngại trong cuộc sống và phục hồi trở lại cũng như tiến bộ hơn. Trẻ cần học kỹ năng này càng sớm càng tốt. Khi có  kỹ năng này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn, hạnh phúc hơn, thành công hơn trong công việc và học hành, ít chán nản hơn. Để xây dựng kỹ năng này cho trẻ, cha mẹ nên làm những việc sau:

Cha mẹ hoặc người chăm sóc tốt.

Nâng cao vai trò trong các mối quan hệ.

Tham gia các hoạt động và học hỏi kỹ năng mới.

Tự điều khiển bản thân, suy nghĩ các kỹ năng, sự tự tin và cách nhìn tích cực với mọi việc.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ cũng là một kỹ năng quan trọng. Nó được ví giống như là cánh của mở ra những cơ hội học hỏi cho trẻ từ 1 – 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian trẻ học và hiểu từ nhanh nhất. Cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con, dạy cho trẻ từ mới bằng cách chỉ tay vào đồ vật, người, hay những điều thú vị. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Hãy nói với trẻ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, nếu mẹ đang học một ngôn ngữ khác cũng có thể “ chia sẻ” với bé.

Đọc sách cho trẻ, để giúp trẻ biết đọc nhanh hơn. Xen lẫn những câu chuyện đơn giản, cha mẹ có thể dạy bé các kinh nghiệm. Hỏi bé những câu hỏi liên quan đến câu chuyện. Khuyến khích trẻ nghĩ ra từ diễn đạt chủ đề. Nếu sách tiếng nước ngoài khó đọc, hoặc không có sách ngôn ngữ mẹ đẻ, cha mẹ có thể sử dụng các album ảnh gia đình, tạp chí. Miêu tả cho bé thấy những hình ảnh có trong tranh, mẹ có thể tự nghĩ ra chuyện cho bé.

Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng sớm hình thành trong đời bé. Các hành động có tính toán giúp bé biết cách giải quyết vấn đề. Trò chơi có mầu sắc, hình khối, đếm …cũng là một phương thức tốt. Các bài hát có nhịp điệu và lời chứa những con số vui nhộn cũng giúp bé học tốt. Những điều này giúp bé học số và đếm sớm nhất, do đó giải quyết vấn đề và các kỹ năng toán học sẽ nhanh chóng hình thành.

Một vài cách thức giúp bé học ở giai đoạn này:

Tạo môi trường an toàn cho bé học hỏi và khám phá. Trẻ cần cha mẹ ở bên để có cảm giác an toàn, tự tin. Trẻ nhận thấy cha mẹ yêu thương chúng và dễ dàng dạy trẻ về cảm xúc cũng như sự đồng cảm.

Hãy để trẻ tự đưa ra những quyết định đơn giản ( chọn lựa giữa hai vật khác nhau).

Sử dụng các vật bé thích và hỏi: màu gì? Cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn…

Hãy yêu cầu trẻ lấy hai vật khác nhau. Hỏi trẻ về sự khác biệt hình dạng, sau đó hãy thay đổi vật khác. Cách làm này giúp bé có thể cảm nhận sự vật chứ không phải chỉ quan sát.

Cho trẻ xem hình người. Hỏi trẻ những người trong hình như thế nào, vui hay buồn…

Làm việc nhà cùng với mẹ. Khuyến khích trẻ sử dụng các dụng cụ vừa tay cầm: khăn tắm, khăn lau sàn, mang đồ vật…

Chỉ cho bé thấy hình của những người bé biết rõ. Khuyến khích trẻ nói tên và tính cách hay mọi thứ của người đó.

Kể chuyện cho bé có sử dụng các con thú nhồi bông, đồ chơi.

Sắp xếp các hộp nhựa và tạo ra âm thanh như tiếng nhạc.

Làm đồ chơi bằng thùng cac-ton, chẳng hạn như chiếc thuyền…

Bạn nên đọc
Quảng cáo