- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc bé hàng ngày
- > Giúp con sáng tạo và yêu mĩ thuật nhờ bí quyết đúng đắn của mẹ
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Giúp con sáng tạo và yêu mĩ thuật nhờ bí quyết đúng đắn của mẹ
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Lựa chọn chất liệu giấy và màu để bắt đầu
Mặc dù, bạn không khó khăn gì để có thể chọn được một quyển sách cho bé bắt đầu tô ngay hôm nay nhưng bạn có nghĩ rằng quyển sách đó đã phù hợp cho bé hay chưa? Thông thường, nếu giấy có độ trơn bóng sẽ rất khó bắt mực, bé tô khó hơn cũng dễ gây cảm giác chán và không muốn tô nữa. Do đó, khi mua bạn cũng nên cảm nhận bằng tay để thấy giấy có độ sần, xốp sẽ là những loại giấy có khả năng hút chất liệu màu tô tốt nhất.
Chọn giấy xong rồi bạn cũng nên lựa chọn đến chủ đề để bắt đầu. Điều này đòi hỏi bạn cần phải hiểu con mình, biết sở thích của từng trẻ. Nếu bé thích ô tô, siêu nhân, tàu hỏa, công chúa… bạn có thể lựa chọn những quyển có chủ đề như vậy. Bạn đừng lo lắng khi ngày nào bé cũng chỉ lựa chọn ô tô hay công chúa để tô. Nếu quan sát bạn có thể thấy chiếc ô tô hôm qua và hôm nay có màu sắc khác nhau, độ khéo léo của đôi tay cũng đã khác qua từng nét tô đấy thôi. Việc tô đi tô lại tưởng chừng như rất nhàm chán ấy lại là cách để bé thuần thục kỹ năng. Bên cạnh chủ đề bạn cũng nên lựa chọn những hình vẽ đơn giản, các chi tiết không quá nhỏ có thể sẽ làm khó bé. Thông thường, cùng một chủ đề nhưng sẽ có sự phân chia theo độ tuổi, bạn nên lưu ý chọn lứa tuổi phù hợp với con mình.
Ngoài việc chọn chất liệu giấy thì việc chọn bút vẽ cũng không kém phần quan trọng. Bạn không nên mua đại khái mà hãy lựa chọn loại sáp màu, màu vẽ, chì vẽ đúng quy chuẩn và chất lương tốt của những thương hiệu nổi tiếng. Càng những trẻ mới “nhập môn” càng cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Những sự hỗ trỡ đó, giúp cho trẻ khi thao tác tập tô sẽ cảm thấy không quá khó, sáp màu mềm, tươi sáng khiến trẻ thấy hứng thú và ham thích hơn.
2. Tô màu một cách sáng tạo
Bé tập tô màu không có nghĩa là bé phải ngồi vào bàn với những chiếc bút. Bạn có thể cho phép bé tô màu bằng cách sử dụng ngón tay, thậm chí ngón chân… Những bức tranh được “làm ra” từ những ngón tay, ngón chân bé xíu cũng rất thú vị đấy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để bé thỏa sức sáng tạo với trí tưởng tượng của mình, bạn không nên áp đặt màu sắc cho bé. Không phải lúc nào ông mặt trời cũng phải màu vàng, bé có thể tô màu cam thậm chí màu hồng cũng vẫn rất đặc sắc cơ mà. Không phải lúc nào lá cây cũng phải có màu xanh, mây phải màu trắng… Với một đứa trẻ lá cây hoàn toàn có thể màu hồng, màu đỏ, một đám mây hoàn toàn có thể có màu đen hay màu cam… Hãy để bé được cảm nhận và bay bổng với trí tượng tượng của riêng mình.
3. Trải nghiệm với thiên nhiên
Bạn có đồng ý với quan điểm rằng một bức vẽ chính là sự phác họa lại những màu sắc chân thực của cuộc sống bên ngoài. Vậy nếu bạn muốn con mình cảm nhận màu sắc một cách tinh tế hãy để bé được hòa mình vào thiên nhiên. Được quan sát cỏ cây hoa lá, được tận mắt nhìn thấy màu của cầu vồng, màu của dòng nước, của cát, của biển. Tất cả những trải nghiệm đó kết hợp với cảm nhận cá nhân và trí tưởng tượng của mình sẽ giúp bé có những bức tranh sinh động và rất riêng.
4. Tô cùng con
Bất kể người mẹ nào cũng yêu con và sẵn lòng làm mọi việc vì con, tuy nhiên, để học cùng và chơi cùng đứa trẻ thì không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn. Nhưng bạn cũng nên nhớ với một đứa trẻ dưới 10 tuổi thì học để thuần thục kỹ năng chính là quan sát, ghi nhớ sau đó bắt chước làm theo. Tuổi càng nhỏ bé càng thích “bắt chước” bố mẹ, và tất nhiên tô màu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hai mẹ con có thể cùng tô một bức tranh và nhận xét về màu sắc, về độ đậm nhạt hay sự cẩn thận trong từng nét tô cũng sẽ là những khoảng thời gian thú vị với cả mẹ và con.