• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Mẹ có thể phát triển tài năng âm nhạc cho con bằng một cách đơn giản nhưng hiệu quả
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹ có thể phát triển tài năng âm nhạc cho con bằng một cách đơn giản nhưng hiệu quả

Mẹ có thể phát triển tài năng âm nhạc cho con bằng một cách đơn giản nhưng hiệu quả

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khi bài vở càng nhiều bạn càng mong muốn con biết cách để tự giảm tải áp lực cho mình. Và biết chơi một loại nhạc cụ nào đó là một trong những cách mà rất nhiều bố mẹ đang hướng tới. Mặc dù biết là rất có ích cho trẻ nhưng không phải lúc nào trẻ cũng hợp tác với mọi kế hoạch mà bạn đưa ra và không có việc gì dễ dàng cả. Học để biết chơi một loại nhạc cụ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Những loại nhạc cụ mà bạn có thể kể đến ở đây là đàn piano, đàn organ, ghi ta, violon, trống… Nhưng cho dù là học bất cứ môn gì thì bạn cũng cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi bắt đầu.

1. Cho trẻ được chơi với âm nhạc

Tình yêu âm nhạc ở mỗi đứa trẻ có lẽ cũng là thiên bẩm, nếu để ý khi bạn nghe một bản nhạc thai nhi trong bụng cũng phấn khích bằng cách đạp nhanh hơn. Một bản nhạc vui nhộn cũng khiến một em bé sơ sinh thích thú. Như vậy, thì không phải là bạn cần bồi đắp tình yêu âm nhạc cho trẻ mà bạn chỉ cần duy trì môi trường để tình yêu ấy không mất đi mà thôi. Hãy bật nhạc mỗi ngày và thiết kế các trò chơi cùng con chẳng hạn như khi nào nhạc nổi lên thì mẹ con ta cùng nhảy, nhạc dừng chúng ta sẽ phải im lặng… Nếu việc thiết kế trò chơi quá khó thì bạn có thể cùng bé tham gia các khóa học về cảm thụ âm nhạc ở các trung tâm nghệ thuật. Các chương trình cảm thụ hiện nay rất đa dạng và phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau thậm chí là khi con bạn mới chỉ vài tháng. 

Nếu bạn có tham vọng sau này con bạn biết chơi các nhạc cụ có thiên về dòng âm nhạc bác học như piano hay violon thì cũng nên cho bé nghe nhạc giao hưởng từ bé. Việc nghe nhạc giao hưởng mỗi ngày sẽ giúp cho con bạn quen giai điệu, cũng là hình thành thói quen cho não bộ để sau này tiếp nhận nhưng bản nhạc “bác học” đó một cách dễ dàng hơn. Việc nghe nhạc này nên được duy trì mỗi ngày, bạn có thể cho con nghe vào thời điểm sáng sớm khi con mới ngủ dậy hoặc vào khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ mỗi tối. Nếu bé chưa thích bạn có thể chỉ nghe mỗi lần 5 phút sau đó tăng thời gian lên và dần dần đó sẽ trở thành thói quen mỗi ngày của bé. Để bé 4-5 tuổi có thể bắt đầu học một nhạc cụ nào đó bố mẹ cần bắt đầu có sự chuẩn bị từ khi con vài tháng tuổi thậm chí là khi con còn trong bụng mẹ.

2. Có thái độ nghiêm túc với việc học nhạc cụ

Có rất nhiều bố mẹ khi cho con học nhạc cụ với tinh thần cho con học thử xem có thích không và có năng khiếu hay không? Thái độ học thử đó của bố mẹ vô hình sẽ truyền cảm hứng cho con rằng mình chỉ cần thử thôi và đi kèm với đó là thái độ thiếu nghiêm túc hay quyết tâm để học. 

Nghiêm túc để chọn nhạc cụ, việc này bạn có thể tìm hiểu cùng con xem con có hứng thú  với loại nào và tất nhiên cũng phải phù hợp với độ tuổi của bé nữa. Với bé 4-5 tuổi sẽ thích hợp để bắt đầu với piano, violon, organ… nhưng lại chưa phù hợp để học trống, ghi ta… Nghiêm túc trong việc chọn thầy để học, nếu đã xác định rõ ràng thái độ như vậy bạn sẽ không dễ dàng cho con học bất kỳ ai mà sẽ có lựa chọn thầy phù hợp với con mình. Với những bạn còn bé thì ngoài chuyên môn giỏi để con bạn được học kiến thức chuẩn còn đòi hỏi người thầy phải hiểu tâm lý trẻ, dẫn dắt và dụ dỗ trẻ yêu thích việc học.
      
3. Kiên trì và học cùng con

Khi mới bắt đầu học nhạc cụ đại đa số các bé đều rất thích và hào hứng bởi vì nó mới lạ mà bản tính của trẻ là ưa khám phá, tuy nhiên sau 1 tháng đôi khi 2-3 tháng trẻ bắt đầu chán. Sở dĩ, bé chán cũng là điều hết sức dễ hiểu. Một đứa trẻ mới 4-5 tuổi mà mỗi ngày phải ngồi yên để luyện đàn 15 – 20 phút, chơi đi chơi lại một bản nhạc không chán mới là một điều lạ. Tâm lý này hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi và khả năng tập trung của trẻ. Chính vì vậy mới cần bố mẹ đồng hành học cùng con, động viên con mỗi ngày để dần dần con có thói quen tập nhạc cụ mỗi ngày. 

Bố mẹ cũng cần kiên trì, học nhạc cụ khác với các môn học khác chẳng hạn như vẽ sau 1 giờ hoặc 2-3 giờ bạn sẽ nhìn thấy thành quả là bức tranh con mình vừa mới vẽ xong. Nhưng với học nhạc cụ thì không như vậy, sau 1 tháng, 3 tháng hay thậm chí 6 tháng chưa chắc con bạn đã chơi được hoàn chỉnh 1 bản nhạc. Chưa kể nếu theo dòng nhạc cổ điển các con thường mất đến 3 năm chỉ để luyện ngón. Hiểu được điều đó, bố mẹ sẽ không nôn nóng giục giã con hay than phiền thầy cô giáo đôi khi sẽ khiến trẻ nhanh chán và có thể người bỏ cuộc trước là chính bố mẹ với niềm tin rằng con mình không có năng khiếu.

Học bất cứ một môn gì cũng cần sự chuẩn bị, đòi hỏi thái độ nghiên túc, sự kiên trì và chăm chỉ luyện tập mỗi ngày trong đó học nhạc cụ là điển hình cho những điều này.

Bạn nên đọc
Quảng cáo