• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dành cho mẹ
  • > Khi mẹ đuối sức bởi con quá bám mẹ, phải làm gì tiếp theo?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Khi mẹ đuối sức bởi con quá bám mẹ, phải làm gì tiếp theo?

Khi mẹ đuối sức bởi con quá bám mẹ, phải làm gì tiếp theo?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dành cho mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Không chỉ trẻ sơ sinh mà cả những bé lớn cũng có thể rất bám “bám mẹ”. Đôi khi, bé đòi bú cả ngày (hoặc cả đêm) hay là cứ ôm chân mẹ cả ngày (kể cả khi mẹ đi toilet). Và mẹ chỉ thầm ước mình có được vài phút nghỉ ngơi.

Thông thường, những giai đoạn “đeo bám” này đều có nguyên nhân của nó (thường thì chúng ta chỉ nhận ra sau khi giai đoạn này kết thúc), chẳng hạn như: mọc răng, bé bị ốm hoặc là một giai đoạn phát triển sắp tới. Nhưng dù mẹ có biết trước nguyên nhân mà bé đeo bám đi chăng nữa, thì vẫn thật mệt mỏi, nhất là khi mẹ có việc phải làm, hoặc mẹ thật sự cần có thời gian cho riêng mình.

Ai cũng có những lúc mệt mỏi tưởng chừng kiệt sức. Hãy nhớ trong lòng rằng: rồi cũng sẽ qua, mặc dù ngay lúc ấy, ai cũng thấy một giây một phút sao mà dài thế.
 
Dưới đây là một số “chiến lược” cho mẹ trong những giai đoạn bé đeo bám quá mức. Nhưng mỗi mẹ sẽ có những kinh nghiệm và những mẹo riêng, hãy luôn linh hoạt nhé.

Nếu bé quá đeo bám mà mẹ lại không thể dỗ dành được, hãy đưa bé ra ngoài chơi (ví dụ ra công viên, đi siêu thị mua đồ). Cả mẹ và bé sẽ thấy tốt hơn.

Nếu mẹ đang bận bịu làm việc nhà mà bé thì cứ bám lấy chân mẹ, hãy tìm cách “dụ” bé giúp mẹ cùng làm việc nhà. Những bé tầm 1-3 tuổi thường thích được giúp người khác, chẳng hạn bé có thể làm những việc đơn giản như bỏ tã vào thùng rác, gấp khăn tắm, lau bát đĩa, bày biện bàn ăn,…

Tìm hiểu thông tin về giai đoạn phát triển của bé nhằm hiểu hơi về hành động và cách cư xử của bé. Nhiều khi, chúng ta hoàn toàn không hiểu được điều bé muốn nói đằng sau hành động “đeo bám” hay là “nhõng nhẽo” của mình.

Nhiều bé trong lúc bú thường đá mẹ, lăn ra sau, đánh vào mặt mẹ, vân vân. Khi bé lớn hơn, bé thậm chí làm mẹ đau. Nhưng mẹ có thể giải thích cho bé rằng khi bú mẹ thì bé cần phải nằm yên, hầu hết các bé sẽ hiểu.

Nếu bé đeo bám mẹ cả ngày và mẹ đang sắp “phát điên” thì khi bố đi làm về, hãy nhờ bố trông bé để mẹ có chút thời gian thư giãn. Ví dụ, bố có thể trông bé để mẹ ra ngoài chơi (đi dạo, đi mua sắm, đi tập thể dục) hoặc ngủ, đọc sách, tắm nước nóng,…

Nhiều cha mẹ thực sự “vật lộn” với bé mỗi khi đến giờ ngủ. Nhưng theo quan điểm của tôi, không nên biến giờ ngủ thành một thứ mang tính bắt buộc đối với trẻ. Cũng giống như chuyện bú mẹ, chuyện ăn, chuyện đi ị,… hãy để bé tự đi ngủ theo nhu cầu của mình. Khi bé mệt và buồn ngủ, bé sẽ sẵn sàng đi ngủ và tự ngủ. Như vậy sẽ dễ chịu cho cả cha mẹ và cho bé. Nhưng cần chú ý là không nên cho bé xem TV khi gần đến giờ đi ngủ bởi các thiết bị điện tử sẽ khiến bé bị kích động và khó ngủ hơn.
   
Hãy chăm sóc mình thật tốt, ăn đủ và đúng bữa, uống đủ nước, ra ngoài trời tập thể dục,… nhất là trong những giai đoạn bé làm cho mẹ mệt mỏi. Hãy cố gắng tìm lấy vài phút cho mình, dù là khi bé đang bú, để tập hít thở sâu. Hãy nhìn lại và nhận thấy mình đang hạnh phúc biết bao, thử hình dung trong vài năm nữa, gia đình nhỏ của mình sẽ như thế nào….

Đôi khi, những ý kiến, lời khuyên từ bạn đời, những người thân hoặc bạn bè làm ảnh hưởng đến việc mẹ chăm sóc bé và khiến mẹ mệt mỏi. Cũng có khi là do không có ai hỗ trợ, giúp đỡ mẹ cả. Dù mẹ đang “thừa” hay “thiếu” thì cũng sẽ khiến mẹ thấy kiệt sức, thậm chí là giận dữ. Cũng có thể do việc ở nhà chăm con khiến mẹ thấy mất tự tin, hay là thấy bất an về mặt tài chính. Cũng có thể bận bịu con cái khiến mẹ đã lâu không gặp gỡ bạn bè. Những yếu tố nêu trên có thể làm mẹ mệt mỏi, kiệt sức chứ không phải là bé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo