• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Khi nào cần sử dụng phương pháp giục sinh?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Khi nào cần sử dụng phương pháp giục sinh?

Khi nào cần sử dụng phương pháp giục sinh?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bạn sẵn sàng cho cuộc sinh nở từ tuần thứ 38, nhưng 40 tuần rồi mà vẫn không có dấu hiệu sinh, vậy có cần sử dụng phương pháp giục sinh nào không? Lúc này, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra và có thể thực hiện một số thủ thuật để quá trình sinh được diễn ra và an toàn cho cả hai mẹ con.

Phương pháp giục sinh là gì?

Những thủ thuật kích thích sinh ấy còn gọi là giục sinh (kích đẻ). Đó là quá trình bác sĩ sẽ sự dụng một số thuốc và thủ thuật y tế nhất định giúp quá sinh được bắt đầu; hoặc nếu nó đã bắt đầu rồi nhưng lại diễn tiến chậm thì giục sinh sẽ giúp cuộc sinh diễn ra nhanh hơn. Nhất thiết phải giục sinh bởi vì em bé ở quá lâu trong bụng mẹ (thai già tháng) sẽ không tốt cho sức khỏe của bé; và việc kéo dài thời gian vượt cạn cũng khiến sức khỏe của hai mẹ con có thể gặp vấn đề. Những rủi ro của việc kéo dài thời gian mang thai hoặc kéo dài thời gian sinh nở chắc chắn sẽ cao hơn so với những rủi ro do việc giục sinh đem lại.

Tại sao phải giục sinh?

Bạn chỉ có thể được dùng phương pháp giục sinh khi có sự chỉ định từ phía bác sĩ, bởi vì chính các bác sĩ qua thăm khám siêu âm, xét nghiệm lâm sàng sẽ chẩn đoán về sức khỏe sản phụ và thai nhi, từ đó quyết định sử dụng phương pháp giục sinh để tránh những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh em bé.

Giục sinh được dùng trong những trường hợp thai phụ chửa trâu, khó đẻ, thai bất thường hoặc có những biến cố xẩy ra trong quá trình sinh, có thể gây nên những hậu quả xấu đến cả mẹ và bé.

Ví dụ, khi thai phụ bị huyết áp cao, tiền sản giật, bệnh tim mạch, tiểu đường hay xuất huyết… sẽ được theo dõi kỹ lưỡng; khi thai có dấu hiệu suy nhau, thai nhi có thể gặp nguy hiểm do không nhận đủ chất dinh dưỡng và dưỡng khí lá nhau; thai phụ bị vỡ ối trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng nhưng vẫn không có hiện tượng chuyển dạ; hay quá trình chuyển dạ kéo dài nhưng nước ối không vỡ… thì việc giục sinh sẽ được bác sĩ tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Phương pháp giục sinh không được phép lạm dụng ở các ca sinh nở bình thường; đây chỉ là trường hợp “bất khả kháng” để tránh những hậu quả khó lường có thể xẩy ra.

Quá trình giục sinh thực hiện thế nào?

Có nhiều phương pháp giục khác nhau, tùy theo tình trạng của thai phụ - dựa vào tình trạng cổ tử cung của mẹ (đã chín hay chưa) và tính khẩn cấp của việc giục sinh - bác sĩ sẽ có thể sử dụng một trong số các phương pháp giục sinh đó.

Ví dụ, ở trường hợp không có hiện tượng chuyển dạ, cổ tử cung vẫn chưa giãn hoặc mỏng ra (xóa mờ cổ tử cung) thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa prostaglandins vào trong âm đạo. Thuốc sẽ giúp làm chín cổ tử cung và kích thích sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ.

Nếu prostaglandins không làm cho mẹ chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ thuốc Pitocin (hay còn gọi là oxytocin), để bắt đầu quá trình chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp. (Lưu ý: Nếu cổ tử cung của mẹ đã chín - tức đã mở hoàn toàn, bác sĩ sẽ bắt đầu ngay với Pitocin).

Nếu mẹ không vỡ ối, bác sĩ sẽ dùng oxytocin nhưng truyền nhỏ giọt. Đồng thời, bác sĩ sẽ bấm ối cho các mẹ cho nước ối chảy ra để kích thích cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.

Nếu có thắc mắc hay bất an gì khi bác sĩ sử dụng phương pháp giục sinh cho các mẹ, các mẹ hãy xin tư vấn trước. Việc áp dụng phương pháp giục sinh rốt cuộc chỉ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong những trường hợp đặc biệt.

Bạn nên đọc
Quảng cáo