• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ cần làm gì để chuẩn bị tâm lý và sinh nở thuận lợi?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ cần làm gì để chuẩn bị tâm lý và sinh nở thuận lợi?

Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ cần làm gì để chuẩn bị tâm lý và sinh nở thuận lợi?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Những tuần cuối cùng của thai kỳ: vừa háo hức vừa hồi hộp và bối rối. Không sao cả, người nào lần đầu làm cha mẹ cũng vậy cả. Sau này có những lúc nhìn lại, cha mẹ sẽ thấy những tháng ngày này thật ngọt ngào và ý nghĩa biết bao. Hãy cùng nhau chuẩn bị thật tốt cho ngày chào đời của con nhé.

Bố hãy chở mẹ đến bệnh viện mà mẹ dự định sinh bé, để bố và mẹ làm quen với lộ trình, nơi đỗ xe, biết phải làm những thủ tục khi đi sinh, ghi lại những số điện thoại, thông tin quan trọng, thủ tục, lệ phí của bệnh viện mà mẹ cần biết khi đi sinh. 

Hầu hết bệnh viện tư đều có dịch vụ phòng riêng hay phòng gia đình, có phục vụ cơm cho sản phụ và người nhà, thậm chí có dịch vụ chăm bé trong những ngày đầu để mẹ nghỉ ngơi, nếu như gia đình neo người. 

Một điều quan trọng nữa: các bệnh viện đều cho phép mẹ chỉ định bác sĩ đỡ sinh cho mình, nếu mẹ đã quen khám với bác sĩ nào trong suốt thai kỳ thì có thể đề nghị bác sĩ đó đỡ sinh cho mình. 

Mẹ bầu chú ý nên tránh uống các chất kích thích như rượu bia hay cafe, các loại nước ngọt có gas trong tuần này. Thay vào đó mẹ có thể uống các loại nước hoa quả có pha thêm một ít gừng, nước lọc để tránh bị chứng ợ hơi làm phiền mà lại giúp cung cấp nguồn vitamin cũng như khoáng chất đầy đủ.

Đã đến lúc chuẩn bị đồ đạc để mang theo vào bệnh viện, mẹ nên lập danh sách các đồ dùng, chuẩn bị hết vào túi ngay từ bây giờ để đến khi chuyển dạ chỉ việc xách túi đi để không mất thời gian đi tìm kiếm hay bỏ sót thứ gì. Đừng quên mang CMND và sổ khám thai của mẹ nhé.

Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời, nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.

Mẹ cũng có thể tham gia những hội nhóm dành cho bà bầu hay những mẹ sinh con lần đầu, sẽ có rất nhiều kiến thức có ích cho mẹ.

Để giúp cha mẹ không bị bối rối, Bé Yêu sẽ gửi đến mẹ những kiến thức mà mẹ sẽ cần dùng trong những ngày đầu sau sinh, mẹ hãy lưu lại những bài viết về chăm sóc mẹ và bé trong những giờ đầu tiên, những ngày đầu tiên nhé. 

Mẹ có thể thuê vài bộ phim, chọn đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc tạp chí, nghe một đĩa CD mới, ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Hiện tại mẹ đang ở điểm cuối của thai kỳ và xứng đáng được có những khoảng thời gian xả hơi yên tĩnh! Không nên vận động nhiều lúc này, nếu mẹ vận động liên tục đến lúc sinh, mẹ có thể sẽ kiệt sức sau khi sinh bé.

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ. Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. 

Mẹ sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Mẹ đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và đến nay vẫn chưa có gì xảy ra, mẹ có thể cảm thấy hơi thất vọng. Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem mẹ đã đẻ chưa. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là mẹ nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới mẹ sẽ báo.

Mặc dù chỉ có 15% ca mang thai bị vỡ ối trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chuẩn bị để không phải lo lắng về khả năng bị vỡ ối ở nơi công cộng. Để yên tâm hơn, mẹ chỉ cần luôn chuẩn bị sẵn bên mình một số khăn và băng vệ sinh phòng ngừa trường hợp này có thể xảy ra.

Mẹ nên sẵn sàng các kiến thức cho cơn đau chuyển dạ. Mẹ đừng nằm một chỗ để cơn đau chuyển dạ hành hạ, mẹ bầu hãy thay đổi tư thế thường xuyên để tìm ra thư thế phù hợp nhất giúp giảm được cơn đau chuyển dạ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo