- Trang chủ
- > Sách
- > Khám thai và chích ngừa
- > Kiểm tra thể chất của mẹ bầu trước và trong khi mang thai
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Kiểm tra thể chất của mẹ bầu trước và trong khi mang thai
- Tác giả:
- Thể loại: Khám thai và chích ngừa
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Kiểm tra đầu và cổ
Bằng cách kiểm tra trực tiếp bằng quan sát hoặc bằng các dụng cụ y tế, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng chung của bạn về da, răng, lợi, và tuyến giáp.Sở dĩ phải có các kiểm tra này là do bệnh nướu răng thể nặng và nhiễm trùng trong khoang miệng chính là yếu tố gây nguy cơ sinh non. Vì vậy, khi kiểm tra phát hiện nướu răng hoặc các bệnh răng miệng khác, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị.
Khi kiểm tra vùng cổ, các bác sĩ sẽ biết bạn có bị phì đại tuyến giáp hay không. Có thể bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá tuyến giáp nếu như qua thăm khám phát hiện có bất thường. Nếu bạn bị suy giáp khi đang mang thai và tình trạng này không được điều trị, bạn có thể có nguy cơ bị các biến chứng như sẩy thai, tiền sản giật hoặc sinh non.
Kiểm tra phổi, tim, vú, và bụng
Các bác sĩ sẽ lắng nghe trái tim và phổi của bạn bằng một ống nghe. Bởi vì bệnh tim-phổi rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên nếu mẹ bầu có những triệu chứng liên quan đến tim hoặc phổi, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như đo điện tâm đồ hoặc chụp X-quang. Dĩ nhiên các mẹ đã mang bầu thì không được chụp X-quang vì tia X-quang sẽ gây hại cho thai nhi.
Ban sẽ được siêu âm vú, chụp nhũ ảnh, kiểm tra núm vú… để xác định các nguy cơ. Nếu bị u vú, bạn sẽ được tư vấn điều trị. Nếu núm vú phẳng hoặc có vấn đề gì đó có thể làm cho việc con bú gặp khó khăn, bạn sẽ được tư vấn để chuẩn bị các tình huống sẽ gặp phải cùng cách cải thiện.
Khi khám bụng, các bác sĩ sẽ sờ nắn để đánh giá kích thước gan và lá lách của bạn có bình thường không. Nếu kích thước các bộ phận này hơi lớn nghĩa là có điều gì đó không ổn và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn được làm các kiểm tra khác.
Cánh tay và chân
Tay chân được kiểm tra để xem có bị sưng không, phản ứng phản xạ bình thường không và lưu lượng máu có ổn không. Kết quả kiểm tra này có thể chỉ ra những vấn đề bất thường như nhiễm độc thai nghén hoặc huyết khối (rối loạn đông máu).
Da
Trong khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, các bác sĩ sẽ đánh giá làn da của bạn. Hãy để ý, khi mang thai, các nốt ruồi của bạn sẽ có màu tối hơn do ảnh hưởng của hormone. Đường Nirga dọc theo bụng và núm vú của bạn cũng có thể bị thâm đáng kể. Nhưng nếu bạn nhận thấy nốt ruồi của mình thay đổi màu sắc và phát triển lớn hơn trong thời gian mang thai, hoặc bạn phát hiện nốt ruồi mới thì cần phải lưu ý với bác sĩ để dự phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Vùng chậu
Kiểm tra kỹ lưỡng vùng chậu là điều cần thiết đối với tất cả các mẹ bầu. Có thể bạn không để ý, nhưng hầu như cuộc khám đầu tiên, các bác sĩ luôn xem xét vùng xương chậu và đánh giá sớm khả năng sinh thường. Nếu bạn kiểm tra sức khỏe sinh sản khi đang có ý định có thai, các bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để thăm khám âm đạo để xem cổ tử cung có bị nhiễm trùng không, tử cung ngả sau hay ngả trước, có gì bất thường không.
Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) để kiểm tra các nhiễm trùng, bởi vì khi mẹ nhiễm trùng đường sinh dục hoặc mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ kéo theo nguy cơ gây dị tật thai, sinh non hoặc sảy thai.
Sau khi đã kiểm tra trực quan cổ tử cung, các bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và tử cung bằng tay. Bác sĩ hoặc y tá/hộ sinh sẽ đặt ngón tay trong âm đạo của bạn để đánh giá độ dày, độ dài, và độ mở của cổ tử cung. Trong trường hợp bình thường, cổ tử cung thường dài và đóng. Nếu cổ tử cung giãn nở sớm hoặc mỏng thì có thể do bạn bị suy cổ tử cung hoặc cổ tử cung yếu và bạn cần phải được khâu cổ tử cung để tránh sinh non.
Kiểm tra tử cung cũng giúp bác sĩ đánh giá kích thước và hình dạng của tử cung để so sánh với tuổi thai ước tính của thai nhi.
Sau khi kiểm tra tử cung, bác sĩ có thể xem xét xương chậu của bạn để đánh giá các hình dạng và kích thước của đường sinh. Nếu bạn có khung xương chậu nhỏ, kích thước và trọng lượng thai nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ để đánh giá khả năng sinh thường của mẹ. Thông tin này là cơ sở để các bác sĩ quyết định bạn phải chọn phương pháp sinh nào là tốt nhất: sinh thường, mổ lấy thai hoặc sinh có hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps hay hút chân không. Dĩ nhiên, các bác sĩ sẽ luôn khuyên bạn nên cố gắng có chế độ ăn uống hợp lý để con tăng cân chuẩn và mẹ có thể sinh thường.
Mách mẹ cách đọc các chỉ số siêu âm thai cực chuẩn
Những thời điểm khám thai QUAN TRỌNG NHẤT mẹ không được bỏ lỡ vì sự phát triển an toàn của thai nhi
Những thủ thuật và xét nghiệm bác sỹ sẽ phải làm cho mẹ trong lần khám thai ở tam cá nguyệt 2
Câu hỏi về lần khám thai đầu tiên
Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3