• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bé khóc
  • > Kinh nghiệm cho cha mẹ: Dỗ bé khóc và an toàn cho bé
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Kinh nghiệm cho cha mẹ: Dỗ bé khóc và an toàn cho bé

Kinh nghiệm cho cha mẹ: Dỗ bé khóc và an toàn cho bé

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bé khóc
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Dưới đây là những bí quyết giúp cha mẹ dỗ bé nín khóc, bảo vệ bé tránh xa những nguy hiểm rình rập... vô cùng hữu ích.

Những cách dỗ dành khi bé yêu khóc

Trẻ sơ sinh khóc vì những lý do riêng và các bé thì chưa đủ lớn và chưa biết nói để có thể trình bày cho chúng ta biết bé đang gặp phải vân đề gì. Khi bé yêu khóc, có lẽ kết luận đầu tiên mà bạn nghĩ đến là hoàng tử hay công chúa nhà ta đang đói đây. Nếu bé đòi được bế lên thì đơn giản là bé đang muốn được dỗ dành. Nhưng một vài trẻ sẽ quấy khóc dai dẳng nếu như bé bị đau bụng, khi đó bé sẽ có biểu hiện co đầu gối và khóc dữ dội. Ngoài ra, nguyên nhân cốt lõi của chứng quấy khóc dai dẳng vẫn chưa được tìm thấy, nên khi bé quấy khóc quá nhiều các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nếu như mẹ tìm đủ mọi cách để dỗ dành mà bé vẫn không nín:

Hãy bế bé lên và dỗ dành bé.

Đung đưa bé và thay đổi các cách bế bé khác nhau.

Cho bé nghe một vài bản nhạc, có thể là những bản nhạc quen thuộc mà bé đã từng nghe khi còn trong bụng mẹ, hoặc bạn có thể hát cho bé nghe.

Bạn có thể cho bé ăn hoặc thay tã mới cho bé.

Sử dụng đai địu em bé, như vậy bé có thể chơi trong lòng mẹ những lúc mẹ bận bịu việc khác.

Đưa bé đi dạo bằng xe nôi.

Nếu không hãy cho bé cùng bạn lòng vòng vài con phố trên xe.

Đôi khi bạn hãy cho bé gặp gỡ mọi người, nếu bạn thoải mái, bé yêu cũng sẽ được thoải mái và ngủ nhiều hơn.

Bạn có thể sử dụng một núm vú giả để trấn an bé, nhưng các mẹ cũng rất nên chú ý đến các nguy cơ về việc cho bé bú cũng như là giai đoạn mọc răng sau này.

Nếu bé yêu khóc dai dẳng và đáng lo ngại, một vài bậc phụ huynh trong trường hợp này đã tin dùng phương pháp xoa nắn hộp sọ cho bé (cranial osteopathy). Hãy liên lạc với nhà hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn để biết rõ hơn về phương pháp này.

Cách để bảo đảm an toàn cho trẻ

Sự an toàn của trẻ là điều tối quan trọng trong suốt thời kỳ này. Những mối nguy hiểm sau đây là rất hiển nhiên, chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở bạn hãy cẩn trọng hơn và cùng bạn đối phó với những nguy hiểm tiềm ẩn. Tất nhiên danh sách này có thể còn dài hơn rất nhiều, bởi vì nguy hiểm có ở khắp nơi xung quanh trẻ. Điều đầu tiên là giấy gói quà hoặc những thứ đồ tương tự không nên có mặt tại những nơi dễ làm bé vấp ngã ví dụ như cầu thang chẳng hạn. Rượu và bé yêu chưa bao giờ hòa hợp với nhau, nhìn từ góc độ an toàn cho trẻ, nên bạn hãy để tâm đến việc tới việc sử dụng các chất uống có cồn vì nó có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa của của bạn. Nếu các mẹ có bạn bè hoặc người thân giúp chăm sóc việc nhà chắc chắn cũng sẽ có một vài lúc họ phải chăm em bé cho bạn, vì thế hãy đảm bảo rằng họ đã có đọc qua danh sách sau đây:

Hãy đảm bảo rằng em bé của bạn ngủ trong tư thế an toàn “feet to foot” tức là phần chăn đắp cho bé nên phủ từ hai tay tới cuối giường gần bằng với chiều dài của bé.

Hãy cẩn thận với các thức uống nóng - một tách cà phê hoặc một tách trà sau khi được pha 15 phút vẫn đủ tạo nên những vết bỏng nguy hiểm cho bé.

An toàn trong lúc tắm và thay đồ - phải luôn giám sát bé bởi vì trong lúc thay đồ bé có thể lăn ra khỏi ghế hoặc trượt xuống nước. Hãy đảm bảo bé đã ngồi an toàn trước khi bạn đi trả lời điện thoại.

Lái xe an toàn. Đặt bé yêu vào ghế ngồi được trang bị phù hợp và chính xác cho bé. Không nên đơn gian chỉ sử dụng nôi em bé, hoặc đai địu em bé trong lúc lái xe.

Giữ vệ sinh tốt - luôn tiệt trùng bình sữa và núm vú trước khi dụng cho bé.

Sử dụng cũi an toàn - nên sử dung loại nệm có độ đàn hổi tốt. Các thanh rào của cũi nên trơn láng, bảo đảm và mỗi thanh cách nhau không ít hơn 25mm và không lớn hơn 60mm để tránh việc đầu bé bị mắc kẹt.

An toàn khi dùng cũi - không nên để các vật dụng như chuỗi hạt, hay quên tháo yếm ăn cho trẻ, hoặc đồ chơi, vì những đồ vật này cho thể kẹt vào cổ bé.

Chi tiêu cho thiết bị an toàn - tất cả các thiết bị bạn mua nên chắc chắn, và có công dụng phù hợp. Bạn nên cẩn thận khi mua hàng đã qua sử dụng dù cho mặt hàng đó mới hay cũ, và luôn chú ý các nhãn mác về mức độ an toàn của sản phẩm (thường kí hiệu là CE)

Mức ánh sáng an toàn - hãy quan tâm hơn khi đưa bé ra gần cửa lớn vào những ngày nắng nóng vì bé có thể bị nóng hoặc sốt. Có thể bôi cho bé kem chóng nắng và nhớ là nên thoa thật đều cho bé.

Cầu thang an toàn - hãy cẩn thận khi bạn bế bé lên hoặc xuống cầu thang, mang giày phù hợp, đừng đi quá vội vàng và đừng để những vật chắn trên cầu thang.

Bạn nên đọc
Quảng cáo