• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Làm gì khi con không muốn đi học mầm non
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm gì khi con không muốn đi học mầm non

Làm gì khi con không muốn đi học mầm non

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bản tính của trẻ em vốn thích chơi với các bạn có cùng độ tuổi cho dù chúng chưa biết nói và nói bằng thứ ngôn ngữ mà chúng ta không thể hiểu nhưng đó chính là cách chúng giao tiếp với nhau. Điều này có nghĩa là về lý thuyết bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ thích đi học bởi ở đó có những bạn cùng tuổi, được chơi, được hoạt động và cùng phát triển. Nhưng thực tế có rất nhiều trẻ sợ đi học, mỗi lần đi học đều khóc thét khiến cho bố mẹ rất lo lắng và căng thẳng. Chúng ta sẽ xử lý chuyện này như thế nào? Một vài gợi ý sau đâu có thể giúp ích cho bạn.

Hãy cứng rắn khi trẻ yếu đuối

Hầu như bạn nào khi đi học lần đầu cũng sẽ khóc khác nhau có chăng chỉ là khóc ít hay nhiều mà thôi. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý khi lần đầu trẻ sinh hoạt ở một môi trường hoàn toàn khác, trẻ cảm thấy bất an cũng là điều dễ hiểu. Nhưng bạn cần làm gì khi thấy con như vậy? 

Tốt nhất hãy thật mạnh mẽ, thể hiện cho trẻ thấy việc trẻ khóc không làm ảnh hưởng tới quyết định đi học của bạn. Dù bạn rất thương con, nhưng thay vì khóc cùng con, dỗ con nín hãy chào tạm biệt con, bạn cũng có thể hứa với con rằng ngay sau khi tan làm bạn sẽ đến đón con ngay, cười với con và dứt khoát ra về, đừng cố ngoái lại để ngó xem con có đỡ khóc hơn không. 

Rất nhiều mẹ khi đưa con đến trường chọn cách thả con ở lớp rồi trốn về. Cách này không những không làm trẻ hết khóc mà vô tình còn khiến trẻ cảm thấy hoang mang luôn trong tâm thế lo lắng bố mẹ có thể biến mất bất cứ lúc nào. Dù con có khóc, có níu chân và trong lòng bạn có muốn ôm con vào lòng bao nhiêu đi nữa, bạn cũng cần phải kiềm chế bởi sự thực nếu đã xác định trẻ cần đi học thì bạn đâu thể cho trẻ ở nhà mãi, hãy cho trẻ thấy thái độ dứt khoát của bạn và đi học là việc tất yếu, việc trẻ khóc không làm ảnh hưởng đến quyết định này của bạn. 

Buổi chiều khi đón trẻ, bạn cũng không nến nhắc lại sự việc lúc sáng mà hãy nói sang những chuyện vui khác, để khẳng định lại với trẻ, việc trẻ khóc không thể làm thay đổi quyết định trẻ phải đi học.

Đi học không phải là một hình phạt

Hãy tạo cho trẻ suy nghĩ đến trường là một việc làm tích cực. Buổi sáng khi trẻ mè nheo hãy hướng trẻ tới những suy nghĩ tích cực như động viên trẻ đi học sớm bằng cách nói nhẹ nhàng hơi mang tính “kích tướng” bởi đứa trẻ nào cũng đều có sẵn trong mình tinh thần cầu thị, muốn được mọi người ghi nhận. Thay vì giục con nhanh lên kẻo muộn học, bạn hãy nói với con rằng bạn tin là con bạn thích đi học sớm và hỏi lại trẻ xem có đúng con muốn vậy không?

Đừng tìm cách dụ dỗ trẻ ra khỏi nhà bằng cách nói dối trẻ là đến công viên, nhà ông bà nhưng thực tế bạn đang đưa trẻ đến trường. Việc nói dối này rất tàn nhẫn với trẻ, khiến trẻ có thái độ tiêu cực khi nghĩ đến trường học, tệ hơn trẻ sẽ mất lòng tin ở bố mẹ. Và tất nhiên bạn cũng chỉ có thể lừa trẻ 1 đến 2 lần đầu mà thôi.

Đừng dùng trường học là hình phạt cho con mỗi khi con không chịu ăn, không chịu ngủ, hay khi con chưa ngoan… khi sử dụng những câu như con  không ăn là mẹ cho đi học bây giờ... Nếu trẻ làm điều gì đó chưa đúng, chưa ngoan mà bạn dọa cho trẻ đến trường thì vô hình trường học là nơi trẻ bị phạt chứ đâu phải là nơi trẻ vui vẻ khám phá, chơi đùa cùng bạn bè. Hãy cho trẻ thấy rằng chỉ những em bé ngoan mới được đi học.  Và khi đón trẻ vào buổi chiều bạn cũng tránh hỏi những câu mang tính đánh giá như hôm nay con có ngoan không? cô giáo có khen con không? các bạn có bắt nạt con không? Thay vào đó hãy hỏi con những hoạt động cụ thể như hôm nay con chơi trò gì? Con ăn món gì? Có hợp khẩu vị của con không? 

Đừng nhận xét trường học, thầy cô giáo trước mặt trẻ. Dù đi học không phải lúc nào bạn cũng hoàn toàn hài lòng với cô giáo đứng lớp hay các chính sách của trường nhưng hãy bàn luận vấn đề này khi không có mặt trẻ. Hãy luôn để trẻ có những ấn tượng tốt về thầy cô giáo và ngôi trường mà trẻ đang học, để trẻ luôn cảm thấy vui vẻ và hào hứng khi được đến trường.

Bên cạnh đó, bạn không nên đánh đồng đi học ở độ tuổi mẫu giáo là một nhiệm vụ mà dù trời mưa to, hay nắng, hay hôm nay có ông bà ở quê lên chơi mà bạn vẫn nhất nhất phải cho trẻ đến trường. Bạn lo rằng nếu cho trẻ ở nhà, lần tới đi học trẻ sẽ lại khóc nhưng thực tế không phải như vậy, việc ở nhà cũng là một cách để trẻ thấy mặt tích cực để đi học để từ đó thích đi học hơn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo