• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Làm sao để con vượt qua hoảng sợ, lo lắng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm sao để con vượt qua hoảng sợ, lo lắng

Làm sao để con vượt qua hoảng sợ, lo lắng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Lúc lên chín, Tom đã rất lo lắng vì không biết làm bài tập đến mức cậu bé bỏ chạy ra khỏi trường.

Hơn một lần cậu bé đã cố trèo qua cửa sổ ở tầng một để trốn cô giáo, người đã trách mắng cậu.

Tom không phải là trường hợp cá biệt.

Tổ chức từ thiện Place2Be đã thực hiện một nghiên cứu về sức khỏe tâm thần bằng cách khảo sát trên 700 trẻ em trong độ tuổi 10 đến 11. Kết quả cho thấy gần hai phần ba trẻ luôn ở trong tình trạng lo lắng.

Mối quan tâm về gia đình, bạn bè và nỗi sợ thi cử ở trường là những nguyên nhân lo lắng hàng đầu của trẻ”, tổ chức từ thiện cho biết.

Nhà trường đã mời Tom và mẹ cậu tham dự các buổi tư vấn do tổ chức từ thiện mở tại trường.

Cách kiểm soát cơn giận

Tom thấy mình không thể học được còn mẹ cậu thì không dám đi làm, vì lo sẽ có chuyện không hay xảy ra nếu Tom chạy từ trường về mà không tìm thấy mẹ.

Tom được dạy các bài tập hít thở để kiểm soát cơn giận và giảm bớt âu lo- những kỹ năng này được cậu áp dụng trong suốt những năm tháng đi học về sau.

"Chúng đã giúp cháu vượt qua giai đoạn khó khăn đó," Tom nói.

Tám năm sau, Tom tham gia vào một khóa học biểu diễn nghệ thuật và nói rằng nhờ những buổi tư vấn mà cậu có được những tiến bộ rõ rệt.

Cuối năm 2016, tổ chức Place2Be đã thực hiện khảo sát dành cho trẻ em mới vào Tiểu học tại 20 trường học  trên khắp nước Anh, Scotland và xứ Wales.

Mối quan tâm hàng đầu của các học sinh này là:

“Gia đình hạnh phúc” chiếm 54%

“Hạnh phúc của bạn bè” chiếm 48%

"Bài tập ở trường” chiếm 41%

Ngoài ra:

40% cảm thấy lo lắng về bài tập ở trường.

Gần 30% nói rằng một khi bắt đầu lo lắng, các em không thể dừng lại.

21% nói rằng các em không biết phải làm gì khi có chuyện lo lắng.

Có một sự khác biệt do giới tính, 36% các bé gái lo lắng về việc bị bắt nạt, so với 22% bé trai lo ngại về vấn đề này.

Nhiều bé gái (28%) lo lắng về vẻ ngoài của mình hơn bé trai (18%).

Các bé trai (24%) lo lắng nhiều vì dễ nổi nóng hơn bé gái (16%).

Cách phổ biến nhất để giải quyết vấn đề là nói chuyện với các thành viên trong gia đình (72%) hoặc bạn bè (65%).

65% bé trai giữ bình tĩnh bằng cách chơi trò chơi trên máy tính so với 39% bé gái chọn giải pháp này.

Sự hỗ trợ của người lớn

Hơn 80% trẻ được khảo sát nói rằng cách tốt nhất mà người lớn có thể giúp chúng là lắng nghe và thấu hiểu. Điều quan trọng nữa là các bạn học chung nên cư xử tử tế với chúng. Một học sinh 10 tuổi cho biết: "Con thường ôm bạn và nói đừng lo lắng nữa. Mọi việc sẽ ổn.”

"Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện- Catherine Roche, cho biết: “Học sinh Tiểu học thường được mô tả là những đứa trẻ vô tư và hạnh phúc. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng trẻ em có thể lo lắng về rất nhiều thứ. Đó có thể là những gì xảy ra ở nhà, với bạn bè chúng, hoặc thậm chí là những điều không hay đang xảy ra trên thế giới.”

"Rất bình thường khi càng lớn trẻ càng có nhiều mối lo. Nhưng nếu những lo lắng trở nên nghiêm trọng hay kéo dài, trẻ cần biết đi tìm sự giúp đỡ.”

"Nhà trường và gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chắc chắn rằng trẻ sẽ biết làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết."

(Một số tên trong bài viết đã được thay đổi).

(Theo Judith Burns- phóng viên của báo Education) 

Bạn nên đọc
Quảng cáo