• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Làm việc này mỗi ngày giúp con phát triển trí não và cảm xúc một cách toàn diện
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Làm việc này mỗi ngày giúp con phát triển trí não và cảm xúc một cách toàn diện

Làm việc này mỗi ngày giúp con phát triển trí não và cảm xúc một cách toàn diện

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mẹ có biết đọc sách có tác dụng thế nào đối với bé không? Đọc sách không chỉ giúp bé có thời gian gần gũi mẹ thay vì hiếu động quậy khắp nhà, không chỉ là cách các bé giữ yên lặng cho cha mẹ làm việc một lúc, mà những cuốn sách còn có tác dụng rất tuyệt vời trong việc thúc đẩy trí não bé phát triển.

1. Đọc sách giúp trí não của bé phát triển thế nào?

Khi mẹ đọc sách cho bé, các tế bào não sẽ khởi động và bắt đầu kết nối với nhau. Khi bé xem bức tranh trong trang sách hay nghe các từ mà mẹ đọc thì não bộ của bé sẽ làm việc để tiếp thu chúng. Nếu mẹ kết nối được câu chuyện với cuộc sống thực của bé, thì sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn. Khi bé nghe đi nghe lại các câu chuyện nổi tiếng, não bộ của bé sẽ phát triển mạnh hơn.

Do vậy, cha mẹ hãy dành thời gian đọc sách với bé từ khi bé còn nhỏ, đừng nghĩ là những bé dưới 1 tuổi thì có hiểu gì đâu nhé. Bé có thể hiểu ngôn ngữ từ rất lâu trước khi bé có thể nói. Đọc sách cho bé là không hề khó nhưng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ, bởi khi cha mẹ đọc cho bé, bé đâu đã biết cách nói chuyện, trao đổi với cha mẹ, khiến mẹ cảm thấy như bé “chẳng hiểu gì", rồi lại thấy “thật mất thời gian vô ích". Hãy kiên nhẫn.

Nếu mẹ đưa cho bé quyển sách để bé tự ngồi mở ra đóng lại thì chẳng có tác dụng gì hết. Bé cần có cha mẹ đọc sách cho bé, chỉ cho bé từng hình vẽ, giải thích cho bé từng chi tiết trong câu chuyện.

Mẹ hãy cho bé ngồi trên đùi, vòng tay ôm bé và đọc sách cũng như chỉ cho bé thấy các bức tranh có trong hình.

Mẹ hãy làm cái gì đó khi bé cảm thấy thích thú với câu chuyện. Các bé thường chỉ có thể tập trung và hứng thú với cái gì đó một lúc thôi, ngay cả với sách truyện.

2. Đọc sách cho bé ở tuổi tập đi

Mẹ hãy biến thời gian kể chuyện thành thời gian đặc biệt trong ngày. Bé ở tuổi này thích những quyển sách ngắn và có nội dung đơn giản. Có thể bé sẽ muốn mẹ đọc lại nhiều lần cùng một quyển. Mẹ có thể tham khảo một và gợi ý sau đây:

Hãy chọn những cuốn sách có nội dung mà bé thích nhất. Hãy đọc sách theo sở thích của bé, đừng ép bé phải đọc sách này sách kia mới bổ ích, mỗi bé có sự quan tâm đến những chủ đề nhất định: bé thích xe hay động vật, sách về những thói quen hàng ngày…

Mẹ hãy tìm mua những cuốn sách bìa cứng để bé có thể lật trang dễ dàng.

Mẹ hãy thay đổi giọng nói, ngữ điệu để phù hợp với từng nhân vật trong câu chuyện.

Mẹ vừa đọc sách vừa mô tả về các bức tranh có trong sách. Sau khi đọc xong mẹ hãy chúc bé ngủ ngon, chúc các nhân vật, các con búp bê hay con gấu có trong câu chuyện ngủ ngon.

3. Đọc sách cho bé tuổi mẫu giáo

Ở tuổi này, bé vẫn thích thú được ngồi lên đùi mẹ khi nghe chuyện. Mẹ có thể chán khi cứ phải lặp đi lặp lại một câu chuyện, nhưng việc lặp đi lặp lại đó giúp phát triển não bộ của bé, cho đến khi bé có thể kể lại chuyện đó cho mẹ bằng ngôn ngữ của bé. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

Hãy thường xuyên dẫn bé đi thư viện và tìm sách. Hầu hết các thư viện sách có loại sách với những câu chuyện cho lứa tuổi này. Khi mẹ tìm sách mẹ hãy chỉ cho bé sách nào hay.

Mẹ hãy tập thói quen tự sáng tạo ra câu chuyện cho mình. Đó có thể là lúc đi ngủ hay bất cứ thời gian nào trong ngày. Mẹ hãy tìm một nơi thoải mái trong nhà để đọc sách với bé. Hãy làm như vậy mỗi ngày.

Mẹ hãy nhấn giọng và đọc diễn cảm khi đọc chuyện cho bé chứ đừng đọc giọng đều đều nhé.

Hãy chọn những câu chuyện có nhịp điệu và có các tình tiết lặp lại. Khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện với mẹ. Đôi lúc mẹ có thể thấy bé giả bộ đọc hay kể lại chuyện đó cho mẹ nghe bằng một con búp bê hay một con thú nhồi bông nào đó.

Mẹ hãy chỉ vào các chữ mẹ đọc. Điều này giúp bé học cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và có thể nhớ được mặt chữ.

Nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, mẹ hãy hỏi bé về các bức tranh để khuyến khích bé lặp lại các từ ngữ theo mẹ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ dành thời gian tìm hiểu sách với bé quan trọng hơn việc mẹ có thường xuyên đọc sách với bé hay không. Mỗi câu hỏi hay lời bình phẩm của mẹ đều giúp trẻ trở thành người kể chuyện giỏi.

Bạn nên đọc
Quảng cáo