• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ chính là đang đối mặt với triệu chứng này...
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ chính là đang đối mặt với triệu chứng này...

Mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ chính là đang đối mặt với triệu chứng này...

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Điều gì đang gây nên cơn đau lưng của tôi?

Sự phát triển của dạ con (tử cung) và sự thay đổi hóc-môn khiến lưng bạn đau đớn.

Sự mở rộng của dạ con (tử cung) thay đổi trọng tâm của bạn, kéo dãn và làm yếu đi phần cơ bụng dưới, thay đổi tư thế và gây áp lực lên lưng của bạn. Và nếu nó đè lên 1 sợi thần kinh, cơn đau lưng sẽ xuất hiện. Thêm vào đó, trọng lượng của thai nhi  sẽ khiến cơ bắp của bạn làm việc nhiều hơn, các khớp hoạt động căng thẳng hơn. Đó là lý do tại sao lưng bạn thường đau hơn vào cuối ngày. 

Hơn thế nữa, sự thay đổi hóc-môn trong thời kì mang thai làm các khớp của bạn lỏng ra và các sợi dây chằng cột chặt xương chậu của bạn với xương sống. Điều này làm bạn cảm thấy cơ thể kém ổn định hơn và gây ra đau đớn khi bạn di chuyển, đứng hoặc ngồi quá lâu, lăn trên giường, rời khỏi 1 cái ghế thấp hay bồn tắm, cúi đầu hay di chuyển thứ gì đó

Bạn không phải là trường hợp duy nhất. 3/4 phụ nữ mang thai có cùng triệu chứng đau lưng. Trong hầu hết trường hợp, cơn đau xuất hiện trong những tháng cuối  hoặc trở nên tệ hơn trong quá trình mang thai. Nó có thể vẫn còn sau khi sinh em bé, nhưng cơn đau lưng sau sinh thường biến mất sau vài tháng. 

Tin tốt là không có bất kì mối liên quan gì giữa đau lưng và kết quả sinh nở.

Những cơn đau nào ở vùng thắt lưng là phổ biến trong thời kì mang thai?

Các chuyên gia mô tả 2 kiểu cơn đau vùng thắt lưng phổ biến trong thai kỳ: Đau ngang lưng xảy ra trong khu vực đốt sống thắt lưng, và cơn đau phía sau phần xương chậu. Một vài phụ nữ có triệu chứng của cả 2 cơn đau này. 

Đau ngang lưng giống như cơn đau thường thấy ở vùng thắt lưng trước khi bạn mang thai. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau bao quanh cột sống với kích thước xấp xỉ vòng eo của bạn. Cơn đau có thể lan tỏa xuống 2 chân của bạn. Ngồi hoặc đứng 1 thời gian dài hay nâng 1 vật nào đó cũng làm bạn đau đớn hơn, và càng về cuối ngày cơn đau sẽ càng nhức nhối.

Và thậm chí, con số phụ nữ đang mang thai phải chịu đau đớn ở vùng sau xương chậu còn nhiều hơn nữa. Bạn sẽ cảm thấy nó ở sâu trong mông, phía trước hoặc sau hoặc cả 2 mông, cũng có thể cơn đau sẽ xuất hiện phía sau đùi. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đi bộ, leo cầu thang, ngồi xuống hoặc đứng lên trong bồn tắm hay 1 cái ghế thấp, lăn trên giường, uốn cong người hay nâng 1 vật nào đó

 Những tư thế khiến bạn bẻ cong phần eo – ngồi lên ghế, nghiêng người khi ngồi làm việc- có thể làm cơn đau phần sau xương chậu tồi tệ hơn. Và cơn đau sau xương chậu thường xuất hiện chung với cơn đau xương háng

Có khi nào đó là đau thần kinh tọa không?

Khi cơn đau thắt lưng tỏa xuống mông và đùi, nó thường bị nhầm lẫn với đau thần kinh tọa - một dạng đau đớn ít gặp. Cơn đau thần kinh tọa thực sự, bị gây nên bởi việc thoát vị hoặc phồng lên của đĩa đệm cột sống nằm ở vùng thắt lưng, chỉ 1/100 phụ nữ mang thai gặp phải

Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm, cơn đau vùng chân sẽ xuất hiện thường xuyên hơn so với vùng thắt lưng. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau nằm ở phía dưới đầu gối, và nó thậm chí tỏa ra tới bàn chân và ngón chân. Và bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, cảm giác như bị kim châm ở chân hoặc đơn giản là bị tê ở vài chỗ

Trong cơn đau thần kinh tọa nghiêm trọng, bạn có thể bị tê ở vùng háng và bộ phận sinh dục. Bạn thậm chí còn gặp khó khăn trong việc tiểu tiện và đại tiện

Nếu bạn nghĩ bạn bị đau thần kinh tọa, hãy đi gặp bác sĩ ngay. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mất dần cảm giác và 1 hoặc 2 chân yếu dần đi, hay mất cảm giác ở vùng háng, bàng quang, hậu môn (gây khó tiểu và đại tiện, hoặc không kiểm soát được 2 việc đó)

Ai dễ bị đau vùng thắt lưng trong thai kì?

Không có gì bất ngờ, bạn sẽ dễ dàng bị đau vùng thắt lưng nếu bạn từng bị những cơn đau giống như vậy, kể cả trước khi bạn mang thai hoặc ở những lần mang thai trước. Bạn cũng sẽ dễ bị đau nếu bạn là 1 người ít vận động, có cơ thể kém linh hoạt, lưng yếu và vùng cơ bụng èo uột.

Mang thai sinh đôi (hoặc nhiều hơn) sẽ khiến bạn dễ bị đau lưng hơn. Béo phì cũng có thể khiến cơn đau thắt lưng trong thai kỳ phát triển theo chiều hướng xấu, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về việc này vẫn còn khá mâu thuẫn.

Vậy thì tôi phải làm sao?

Tập luyện: Bạn có thể thích cuộn mình trong chăn hơn là thực hiện một vài bài tập khi mà lưng bạn đang nhức nhối, nhưng đừng nằm trên giường lâu quá. Về lâu dài, nằm nghỉ ngơi thường chẳng giúp gì cho bạn trong việc chấm dứt cơn đau, thậm chí còn làm mọi chuyện tệ hơn. Thực tế cho thấy, tập luyện có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy kiểm tra lại với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu chương trình tập luyện, vì trong một vài tình huống bạn cần giới hạn số động tác hoặc không nên tập luyện. Sau đó hãy xem xét các bài tập sau:

Các bài tập tăng cường cơ lưng, chân và phần cơ bụng

Các bài tập kéo dãn cơ lưng và chân, khiến chúng trở nên linh hoạt hơn. Hãy cẩn thận và kéo dãn cơ 1 cách nhẹ nhàng, bởi khi bạn kéo dãn cơ quá nhanh hoặc quá căng, có thể ảnh hưởng đến khớp. Các bài Yoga cho phụ nữ đang mang thai là 1 lựa chọn tốt để tăng độ dẻo dai và cân bằng cho cơ thể.

Bơi lội cũng là 1 phương phát rất tốt dành cho phụ nữ đang mang bầu bởi nó làm săn chắc phần cơ bụng và cơ thắt lưng, và lực đẩy của nước giảm áp lực cho khớp và dây chằng của bạn. Nếu quanh khu của bạn có 1 lớp tập luyện dưới nước cho bà bầu, bạn nên xem xét việc đăng kí tham dự. Việc tập luyện dưới nước sẽ rất thoải mái, và có nghiên cứu cho rằng các bài tập dưới nước dường như ngăn các cơn đau trong thai kì trở nên tệ hơn.

Đi bộ là 1 lựa chọn khác để bạn xem xét. Nó không gây nhiều tác động đến cơ thể và dễ dàng trở thành 1 hoạt động thường ngày.

Với các cơn đau ngang lưng, hãy thử nghiêng xương chậu, nó sẽ giúp bạn giảm đau bằng cách kéo giãn cơ và trong thời gian dài, các động tác này cũng giúp tăng cường cơ vùng lưng. Hãy làm như sau: Chống tay và đầu gối xuống đất, tay mở ra bằng chiều rộng của vai và đầu gối mở ra bằng chiều rộng của hông. Giữ thẳng tay, nhưng đừng kéo căng cùi chỏ. Hạ mông xuống và cong lưng lên trời để hít vào. Trở lại vị trí cũ và thở ra. Lặp lại đều đặn từng bước với tốc độ của riêng bạn.

Mang thai có thể khiến bạn phải thay đổi một vài lộ trình tập luyện hằng ngày (nếu bạn là người mới bắt đầu tập luyện, hãy xem các đề xuất tập luyện dành cho người mới của chúng tôi). Thực tế, có nhiều giáo trình hướng dẫn tập luyện an toàn dành riêng cho phụ nữ mang bàu – giống như việc đừng đặt lưng lên sàn phẳng và đừng đứng dậy quá nhanh – những điều mà bạn chắc chắn muốn ghi nhớ.

Dù cho bạn là 1 vận động viên hay là 1 người mới bắt đầu tập luyện, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và đừng làm bất cứ điều gì gây ra đau đớn. Cuối cùng, hãy để ý những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang tập luyện quá sức hoặc những chấn thương cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Hãy chú ý đến các tư thế khi hoạt động và nguyên lý cơ học của cơ thể: Đứng thẳng. Điều này sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn thay đổi, nhưng cố gắng giữ phần dưới của bạn gọn lại và vai bạn ngả về phía sau. Người phụ nữ mang thai có xu hướng xệ hai vai xuống và uốn cong phần lưng khi bụng của họ lớn dần, điều này sẽ gây nên nhiều áp lực cho cột sống.

Nếu bạn ngồi cả ngày, hãy chắc rằng bạn ngồi thẳng. Kê chân lên 1 cái ghế nhỏ sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau ngang lưng, hoặc bạn có thể kê 1 cái gối nhỏ vào sau vùng thắt lưng. Và đừng ngồi quá lâu, hãy đứng dậy và đi vài vòng sau khi ngồi liên tục sau tối đa 1 tiếng.

Tương tự như vậy, bạn cũng nên tránh đứng quá lâu. Nếu bạn phải đứng cả ngày, cố gắng dành thời gian để nghỉ giữa ngày với tư thế nằm nghiêng và đừng quên hỗ trợ phần đùi và bụng của bạn với gối ôm.

Hãy chú ý các cử động làm cơn đau của bạn trở nên tệ hơn. Nếu bạn có cơn đau vùng sau xương chậu, cố gắng hạn chế các cử động tương tự động tác leo cầu thang. Và tránh các động tác tập luyện đòi hỏi vận động nhiều ở vùng hông hoặc cột sống.

Đi những đôi giày thoải mái và tránh giày cao gót. Khi bụng của bạn lớn dần và cơ thể mất dần sự thăng bằng, giày cao gót sẽ khiến bạn lắc lư nhiều hơn và tăng rủi ro vấp té.

Luôn ngồi xuống và nâng đồ vật lên từ từ thay vì cúi xuống nhấc bổng nó lên sẽ làm giảm áp lực lên lưng của bạn. Tuy nhiên trong thời kì mang thai, tốt nhất là hãy nhờ 1 ai đó nâng vật nặng hoặc với đồ trên cao giúp bạn. Bạn cũng nên tránh các động tác xoay người nữa. Những hoạt động dọn dẹp như lau chùi và hút bụi sẽ đòi hỏi bạn phải uốn cong và xoay người cùng 1 lúc. Nếu không có ai khác làm giúp bạn việc nhà, hãy di chuyển cả cơ thể thay vì xoay người hoặc rướn người đến những điểm khó với đến.

Hãy chia nhỏ khối lượng của vật mà bạn phải mang. Thay vì mang 1 túi đồ Shopping to bự nặng nề, hãy chia ra 2 túi nhỏ và xách mỗi tay 1 túi, nó sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn.

Hãy cẩn thận ngay cả khi rời khỏi giường: uốn cong đầu gối và hông khi bạn lăn qua 1 bên, và sử dụng 2 cánh tay để đẩy người bạn lên cho tới khi chân bạn chạm hẳn vào sàn nhà.

Để có 1 buổi tối ngon giấc, hãy thử nằm nghiêng khi ngủ với 1 hoặc 2 đầu gối cong lại và chèn 1 chiếc gối ôm vào giữa 2 chân của bạn. Vào những tháng sau của thai kì, sử dụng thêm 1 chiếc gối ôm để hỗ trợ phần bụng của bạn.

Thực hiện 1 vài bước để giảm đau và bớt căng thẳng sẽ tạo nên tác dụng tốt cho cơ thể củ bạn và tất nhiên sẽ không gây đau đớn. Ít nhất, bạn sẽ tạm thời thấy khá hơn. Hãy bỏ thời gian để thực hiện những phương pháp sau:

Học những kĩ năng thư giãn. Chúng có thể giúp bạn đối phó với sự khó chịu của cơ the và dường như đặc biệt hữu ích khi sử dụng trước khi đi ngủ nếu cơn đau lưng khiến bạn thao thức.

Sử dụng hơi nóng hoặc hơi lạnh. Có bằng chứng cho thấy nước nóng sẽ khiến bạn dễ chịu hơn 1 chút trong 1 quãng thời gian ngắn. Hãy thử ngâm mình vào làn nước ấm (không phải nước nóng), nó sẽ giúp bạn thư giãn. Bạn cũng có thể đặt 1 chai hoặc 1 bịch nước nóng vào vùng thắt lưng. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng việc sử dụng hơi lạnh có thể cải thiện tình trạng của bạn, nhưng bạn có thể thử nếu nước nóng không có tác dụng. Dù cho bạn sử dụng hơi nóng hay hơi lạnh, hãy bảo vệ làn da của bạn với 1 chiếc bộ đồ đủ dầy.

Sử dụng liệu pháp massage. Massage cho bà bầu được thực hiện bởi 1 bác sĩ chuyên khoa có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái lên kha khá đấy. Nếu tiền bảo hiểm trong thời kì mang thai của bạn không bao gồm chi phí massage trị liệu hay trả tiền cho việc massage có thể tạo gánh nặng tài chính cho bạn, thì có lẽ bạn nên tranh thủ ghi lại danh sách những người thân hoặc bạn bè có thể giúp bạn xoa bóp lưng một cách nhẹ nhàng – về cơ bản việc này không quá khó khăn, mà nó còn có thể giúp bạn thư giãn. (Hầu hết các công ty bảo hiểm không hỗ trợ phí massage, mặc dù vậy nếu bác sĩ riêng của bạn giới thiệu có thể sẽ có ngoại lệ).

Còn thứ gì khác tôi nên thử nếu tất cả các phương pháp trên đều không đủ hiệu quả ?

Tất nhiên là còn, nhưng hãy bắt đầu bằng việc cho bác sĩ riêng cùa bạn biết nếu cơn đau lưng của bạn không đáp lại những phương pháp trên. Cô/anh ấy có thể biết được tình huống của bạn, thảo luận phương pháp chăm sóc và đưa bạn đến chuyên gia nếu cần thiết.

Đây là 1 vài ý để bạn xem xét và thảo luận cùng bác sĩ riêng:

Có nghiên cứu đề xuất việc châm cứu sẽ giảm bớt cường độ cơn đau trong thai kỳ.

Một vài cơn đau lưng có phản hồi tốt với những liệu pháp vật lý. Thêm vào đó, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể dạy bạn những bài tập để ngăn chặn sự tiến triển của cơn đau thắt lưng.

Một vài phụ nữ tìm ra rằng các biện pháp trị liệu cột sống có thể sẽ hữu ích, mặc dù có rất ít nghiên cứu cụ thể về mối liên hệ của phương pháp này với phụ nữ mang thai.

Bác sĩ riêng có thể đề xuất với bạn sử dụng 1 “sacral belt” (với 1 vài phụ nữ, thiết bị này giúp giảm đau khi di chuyển, mặc dù nó không thực sự hiệu quả, và thậm chí với 1 số ít người nó còn gây đau đớn thêm).

Nếu cơn đau của bạn là nghiêm trọng, bác sĩ riêng của bạn có thể sẽ chỉ định phương pháp trị liệu bằng thuốc.

Có những dấu hiệu nào mà tôi phải lập tức gọi bác sĩ ngay khi thấy chúng xuất hiện?

Bạn hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

Cơn đau lưng của bạn trở nên nghiêm trọng, liên tục, hoặc ngày càng tệ hơn, hoặc cơn đau gây ra do vết thương, hay cơn đau có kèm theo sốt.

Bạn mất cảm giác ở 1 hoặc cả 2 chân, hay bạn bất thình lình cảm thấy mất kiểu soát hay yếu đi.

Bạn mất cảm giác ở mông, háng, bộ phận sinh dục, bàng quang, hậu môn, những nơi có thể khiến bạn khó đi tiêu đi tiểu, hoặc không kiềm lại được.

Bạn bị đau thắt lưng trong 2 hoặc 3 tháng cuối. đây có thể là dấu hiệu của sinh non, đặc biệt là nếu trước đó bạn chưa từng bị đau.

Nếu bạn đau thắt lưng hoặc đau ở phía dưới xương sườn, 1 hoặc 2 bên. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận, đặc biệt là khi bạn sốt, buồn nôn, hoặc đi tiểu ra máu.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo