• Trang chủ
  • > Sách
  • > Mua sắm cho bé
  • > Mẹ cho con những món đồ này thì chỉ "ném tiền qua cửa sổ" và còn gây hại cho con
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹ cho con những món đồ này thì chỉ

Mẹ cho con những món đồ này thì chỉ "ném tiền qua cửa sổ" và còn gây hại cho con

  • Tác giả:
  • Thể loại: Mua sắm cho bé
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé yêu đã đến với gia đình chúng ta, là thiên thần nhỏ, là tình yêu chung của cả gia đình. Bất cứ điều gì có thể làm, có thể mua cho bé yêu, chúng ta đều cố gắng hết mình. Tuy nhiên, có những việc mà chúng ta không hiểu tường tận, cứ cho rằng làm việc đó là vì bé, mang lại sự thoải mái cho bé, nhưng thực sự lại có những mặt tác hại mà không biết. Chẳng hạn, có những món đồ mà chúng ta không nên mua cho bé, không nên dùng cho bé. Hãy đọc danh sách sau, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ.

1. Xe tập đi

Nhiều người mua và cho con sử dụng xe tập đi với hy vọng trẻ sẽ biết đi sớm. Thực ra, trẻ không cần xe tập đi, mà cần được cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi thông qua thực phẩm, ánh nắng mặt trời để phát triển hệ xương cơ. Khi đã phát triển đến mức độ nào đó, trẻ sẽ tự mình tập đi. Thông thường sau 13 tháng, trẻ sẽ tự đi mà không cần được hỗ trợ. Từ khoảng 9 tháng, trẻ đã có thể đi men (vịn đồ đạc như ghế, giường). Nếu bắt trẻ đi sớm khi mà hệ xương, gân, cơ, dây chằng chưa phát triển đủ để đáp ứng cho hoạt động này, hệ vận động của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu, thậm chí biến dạng xương chân.

Thêm vào đó, thiết kế của xe tập đi không tạo thuận lợi cho kiểu đi bình thường. Xe tập đi còn làm chậm lại một cách đáng kể sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia đã lý giải: với xe tập đi trẻ có thể di chuyển mà không cần nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa là cơ và xương sẽ không lớn mạnh được như bình thường. Hệ thần kinh cũng bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi một cách hiệu quả. Ở Canada, chính phủ cấm bán và nhập loại xe tập đi có bánh xe.

2. Núm vú giả

Ngậm núm vú giả sớm và kéo dài sẽ khiến trẻ bú mẹ ít hơn, đồng thời gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Nếu trẻ trên 1 tuổi sử dụng núm vú giả nhiều thì răng cửa của trẻ sẽ có nguy cơ bị mọc xiên thậm chí còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới.

Ngoài ra, khi mút núm vú giả, trẻ đã nuốt một lượng không khí vào bụng, dẫn đến đầy hơi, đau bụng. Đồng thời, do động tác cắn, mút, của trẻ, cơ thể trẻ sẽ hiểu nhầm rằng trẻ đang ăn, do vậy tiết ra dịch vị để tiêu hóa. Ngậm núm vú giả nhiều sẽ dẫn đến thừa dịch vị kéo dài, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Cuối cùng, núm vú giả cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, dù chúng ta có làm sạch, tiệt trùng thế nào. Do vậy, nếu chúng ta mua vú giả cho trẻ chỉ để khỏi phải dỗ dành trẻ, khỏi mất thời gian nhiều, thì hãy nghĩ lại.

3. Bình bú sữa

Rất nhiều bà mẹ sẽ phản đối điều này bởi bình bú sữa đã quá thông dụng và thực sự hữu dụng đối với việc cho trẻ bú. Nhưng nếu chưa tới mức cần thiết “không có sự lựa chọn” thì chúng ta không nên dùng bình bú sữa cho trẻ. Nguyên nhân là:

Nếu cho bé bú bình sớm trước 6 tuần tuổi sẽ khiến bé "chê" vú mẹ, không chịu bú mẹ (nipple confusion) từ đó gây khó khăn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ như: mẹ căng sữa, tắc tia sữa, mất sữa,... Do vậy,. với những bé dưới 6 tuần tuổi, nếu không thể cho bú mẹ trực tiếp, hãy cho bé ăn bằng cốc uống sữa cho trẻ sơ sinh.

Khi bú bình, bé đã phải nuốt một lượng không khí vào bụng, gây đầy hơi và đau bụng, mặc dù sau khi cho bú chúng ta có vỗ lưng cho trẻ ợ hơi đi nữa. 

Bú bình không bao giờ tiệt trùng như bú mẹ. Khi bú mẹ, sữa luôn được tiệt trùng, ngay cả đầu vú mẹ và quầng vú cũng được tiệt trùng nhờ có các tuyến dầu (Montgomery/ Areola glands). Còn với bình bú, dù chúng ta rửa tay rửa bình thật sạch nhưng vẫn có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập từ không khí, từ nước (dù đã đun sôi),… 

Núm vú của bình bú không có lợi cho sự phát triển răng hàm mặt của trẻ. Khi trẻ bú mẹ, trẻ phải phối hợp một loạt các động tác: ngậm, vắt, mút, nuốt giúp vận động toàn diện các cơ vùng hàm mặt, và lưỡi, cách bú này liên tục trong nhiểu năm đầu đời giúp cơ và xương hàm, khoang tai, mũi, họng. Còn khi bú bình chủ yếu chỉ là ngậm và nuốt, vì sữa bình tự chảy xuống chứ không cần các cơ hàm mặt và lưỡi phải mút và vắt.

4. Thiết bị điện tử

Những thiết bị điện tử có thể gây tổn thương cho các tế bào não. Tất nhiên chúng ta không có ý định mua điện thoại di động cho các bé sơ sinh làm gì, nhưng đồng thời chúng ta cũng nên hạn chế việc sử dụng những thiết bị điện tử khi ở gần trẻ. Ví dụ, khi cho bé bú, đừng tranh thủ “dán mắt” vào chiếc máy tính bảng, hoặc điện thoại để đọc sách báo, thay vào đó, hãy mua một cuốn sách in.

5. Bỉm

Ngày nay, việc không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quả là… không thể thực hiện được bởi bỉm đã quá thông dụng và rất hữu dụng đối với các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Điều chúng ta có thể làm chỉ là: hạn chế dùng bỉm. Nguyên nhân: việc đóng bỉm liên tục, thường xuyên, nhất là một số trường hợp đóng bỉm 24/24h từ ngày này sang ngày khác khiến trẻ dễ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu. Bỉm cũng gây cho trẻ cảm giác bí, khó chịu, quấy khóc. Biểu hiện là da trẻ bị ửng đỏ, đau rát, thậm chí bong vẩy ở những vùng tiếp xúc với bỉm. Nhiều trường hợp vết loét lan rộng, dịch chảy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển…

Do vậy, chỉ nên đóng bỉm cho trẻ vào buổi tối. Hạn chế bắt trẻ phải đeo bỉm, tã vào những ngày nóng. Đặc biệt, cần tránh không cho vùng kín của trẻ tiếp xúc với nền đất, các vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây nên kích ứng.

6. Các loại kem, phấn thơm

Trẻ em vốn có mùi dễ chịu một cách tự nhiên. Chúng ta không cần phải thoa dung dịch dưỡng hoặc phấn thơm lên da trẻ. Khi dùng phấn thơm, nếu trẻ ít phải những bụi phấn, chúng có thể lên đến phổi và gây khó thở, khiến trẻ cáu gắt. Tương tự, thoa các loại kem, dung dịch dưỡng da, dù là với những thành phần thảo dược, có thể gây ửng đỏ trên da, hoặc bị dị ứng. Do đó, tốt nhất không nên dùng bất kỳ sản phẩm có mùi thơm nào cho trẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo