• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Mẹ đừng vội mừng khi con "trốn bò"
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹ đừng vội mừng khi con

Mẹ đừng vội mừng khi con "trốn bò"

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Thông thường khi bước sang tháng thứ 4 trẻ đã bắt đầu biết cách di chuyển và không chịu để mẹ “đặt đâu nằm đấy” nữa, những di chuyển đầu tiên này thường là hành động trườn. Từ khi biết trườn dần dần trẻ bắt đầu tập bò và cũng có nhiều trẻ “trốn bò”. Điều này có thực sự đáng vui không? Những thông tin sau đây có thể giúp bạn cân nhắc xem có nên “ủng hộ” trẻ trốn bò hay không?

1.    Những lợi ích khi trẻ biết bò

Phát triển cân bằng não bộ: Bò là hành động kết hợp linh hoạt giữa tay, chân, mắt và cả não bộ nên giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Khi trẻ sử dụng luôn phiên hai tay và hai chân cũng chính là hoạt động giúp phát triển cân bằng giữa não phải và não trái, điều này rất có lợi cho việc phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Ngoài ra, qua động tác bò thị giác của trẻ cũng được phát triển.

Phát triển thể chất: Với sự vận động liên tục bò còn giúp trẻ phát triển cơ ở các vùng khác nhau như bụng, lưng, vai, cánh tay và chân…Đây là sự chuẩn bị cho giai đoạn tập đứng và tập đi của trẻ sau này.

Khả năng ghi nhớ, tập trung (bò tới đích), xử lý các tình huống (khi gặp “chướng ngại vật”) của bé cũng được tăng cường đáng kể.

Với những lợi ích này, hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng bạn không nên “khuyến khích” trẻ trốn bò.

2.    Làm thế nào khi trẻ trốn bò

Biết được những lợi ích khi trẻ bò và bạn cũng rất mong muốn con không bỏ qua hoạt động này nhưng trẻ vẫn không hợp tác thì phải làm sao? Bạn thử áp dụng những cách sau đây xem nhé!

Trẻ sẽ biết bò nếu kiểm soát được cổ và đầu tốt. Bạn hãy giúp con có được điều đó bằng cách ngay từ khi mới sinh (bắt đầu từ 15-20 ngày), luyện cho trẻ nằm sấp và tập nâng cổ dần dần. Động tác này nên thực hiện lúc con đói và tăng dần thời gian (tính theo giây) để trẻ không cảm thấy khó chịu. Khi trẻ lớn hơn, chính sự nằm sấp lại giúp bé kiểm soát được cân bằng giữa đầu và cánh tay, từ đó có thể điều khiển được đầu quay các hướng khác nhau một cách dễ dàng.

Trẻ sẽ bò nhanh hơn nếu đã biết ngồi vững đó cũng là khi trẻ có khả năng cân bằng cơ thể. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để bắt đầu tập luyện cho trẻ. Muốn tập con biết bò cách đơn giản và dễ nhất chính là “làm mẫu” cho trẻ. Khi mới tập trẻ có thể ngồi chống tay hay đầu gối nhưng chưa biết cách để đẩy người lên do chưa biết cách phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể, bạn có thể dạy con hoặc đẩy đầu gối lên cao để tạo tư thế lấy đà cho trẻ.

Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ bò bằng cách để món đồ yêu thích của trẻ ở xa sau đó bạn bò đến lấy trước và cổ vũ con tự lấy món đồ đó.

Thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi những nơi rộng rãi, có không gian cho trẻ vận động và nếu có các bạn cùng đang trong độ tuổi như trẻ là tốt nhất để con được bắt chước và làm theo.

Bạn nên đọc
Quảng cáo