• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Mẹo giúp bé hết mỏi chân, ngủ ngon hơn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹo giúp bé hết mỏi chân, ngủ ngon hơn

Mẹo giúp bé hết mỏi chân, ngủ ngon hơn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Mỏi đến không ngủ được

Chúng tôi nhận được cuộc điện thoại tham vấn từ chị Đỗ Nguyễn Thu Trang (TP Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên). Chị Trang là bệnh nhân cũ chỗ chúng tôi nên mỗi khi có sự cố sức khỏe, chị hay tham vấn từ xa trước khi đưa con lên khám. Chị than phiền là trong dịp tết, cháu nhỏ đầu nhà chị được 4 tuổi, rất hay chạy nhảy khi đi chúc tết. Từ ngay dịp trong tết, cháu đã có biểu hiện tối về kêu mỏi chân không chịu được. Mấy ngày vừa qua, tranh thủ ngày nghỉ còn lại, chị đưa cháu chơi khu danh thắng trước khi đi làm. Lẽ tất nhiên là phải đi khá nhiều. Cháu lại kêu mỏi dữ dội.

Điều đáng nói, cháu không mỏi ngay lúc đó. Mà đêm về mới than phiền mỏi. Mỏi có khi nhẹ, có khi nặng. Có hôm cháu ngủ được. Có hôm cháu không ngủ được vì mỏi. Chị lo lắng không biết cháu bị làm sao? Mỏi chân có là vấn đề hệ trọng không? Tại sao cháu lại hay mỏi chân nhiều vậy?

Tại sao mỏi?

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em có nhiều nguyên nhân. Nhưng có 2 nguyên nhân chủ đạo: mỏi thần kinh và mỏi cơ. Mỏi thần kinh là do dây thần kinh chỉ huy vận động ở chân tay giảm chức năng nên mỏi. Mỏi cơ là do cơ bị ứ đọng nhiều sản phẩm chuyển hóa trung gian gây ra mỏi. Sản phẩm chuyển hóa trung gian là H+, lactic là chủ yếu.

Mỏi thần kinh bao giờ cũng có tần suất xuất hiện nhiều hơn. Hay kèm theo yếu cơ. Em bé thường chậm biết đi. Độ tuổi hay gặp từ 10-12 tuổi trở lên. Một số hiện tượng khác kèm theo như nhược cơ, yếu cơ, sụp mi mắt. Trường hợp này phải cho lên bệnh viện khám.

Mỏi cơ có tần suất gặp ít hơn. Không phải ngày nào cũng gặp. Chỉ những ngày chạy nhảy quá nhiều mới xuất hiện. Em bé có thể bị mỏi cơ ở bất cứ độ tuổi nào, miễn là biết chạy nhảy và thích chạy nhảy. Thường thì ít khi bị mỏi. Chỉ khi nào chạy nhảy quá mức thì mỏi mới xuất hiện. Thường mỏi về chiều, sau khi cả ngày nô đùa. Một số em bé thì mỏi tối và một số ít khác thì mỏi về đêm, lúc 3-4h sáng và thường không ngủ được. Trường hợp này chỉ cần can thiệp tại nhà.

Mách nước

Khi em bé bị mỏi rõ ngay từ sớm, chúng ta can thiệp ngay cho bé thì bé sẽ không bị mỏi đêm và sẽ ngủ ngon. Nếu em bé rơi vào trường hợp như vậy thì rất may mắn vì mỏi đến sớm và chúng ta có thể nhận biết và can thiệp ngay. Còn nếu tình trạng mỏi cơ xuất hiện muộn, chúng ta không thể nhận biết sớm được, bé sẽ mỏi về đêm và khó ngủ.

Trong trường hợp nào, chúng tôi khuyên bạn làm một số biện pháp sau để giảm mỏi cho bé.

Thứ nhất, cho uống 1 cốc nước oresol, loại nước trị tiêu chảy. Tùy vào độ tuổi mà liều lượng khác nhau. Từ 2-3 tuổi thì uống 100-150ml. Từ 3-6 tuổi thì cho uống 150-200ml. Từ 6 tuổi trở ra cho uống từ 200-300ml. Nước này sẽ cung cấp một ít đường, chủ yếu là muối để cân bằng điện giải, nhằm thải bỏ sự mất cân bằng axit đang diễn ra tại cơ bị mỏi. Sau 30 phút tính từ khi uống, sẽ có tác dụng. Không nên cho uống nước đường vì càng làm cho môi trường trở nên axit và càng mỏi. Sữa và nước hoa quả không có tác dụng.

Thứ hai, để bé duỗi chân, gót chân hơi cao bằng cách kê lên gối thấp. Sau đó xoa bóp xung quanh đùi và xung quanh bụng chân. Không cần bóp ở khớp và cũng không cần co duỗi. Để chân cao để máu lưu thông dễ. Xoa bóp nhằm tăng lưu lượng máu đến cung cấp oxy. Thời gian xoa bóp tối thiểu 30 phút. Trong quá trình xoa bóp có thể xoa thêm kem lidocain với một lớp mỏng. Kem có tác dụng giảm cảm giác mỏi.

Thứ ba, cho bé nằm nơi thoáng khí, để có nhiều oxy. Thoáng khí nhưng phải ấm. Ví dụ nằm phòng khách trong điều kiện bật điều hòa ấm trong ngày lạnh.

Thứ tư, sưởi ấm chân hoặc xát chân nhằm làm nóng chân. Mục đích làm giãn mạch, máu về chân nhiều và tăng khả năng oxy hóa bớt chất trung gian.

Bạn nên đọc
Quảng cáo