• Trang chủ
  • > Sách
  • > Ăn dặm
  • > Mẹo hay giúp mẹ khắc phục tình trạng "biếng ăn" của trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mẹo hay giúp mẹ khắc phục tình trạng

Mẹo hay giúp mẹ khắc phục tình trạng "biếng ăn" của trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Ăn dặm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 03/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Giờ ăn là nguyên nhân gây stress phổ biến nhất cho các phụ huynh. Trẻ thường nhận ra rằng chúng có thể dùng thức ăn để điều khiển cha mẹ mình. Khi trẻ không chịu ăn hay đòi ăn thứ khác, cha mẹ có thể trở nên bực bội hay lo lắng rằng con mình ăn chưa đủ. Sau đây là một số mẹo giúp kiểm soát giờ ăn và giúp trẻ có những thói quen ăn uống tốt. Bạn hãy luôn nhớ rằng những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ không bao giờ tự bỏ đói mình.

Nên cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu?

• Đừng bỏ quá nhiều đồ ăn trên đĩa của trẻ; hãy cho trẻ ăn các món ăn bổ dưỡng đều đặn (khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày). Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi của con bạn. 

• Cho trẻ ăn giống thức ăn của gia đình. Tránh việc chuẩn bị món riêng cho trẻ.

• Trẻ dễ xử lý các loại thức ăn bốc hơn; trẻ cũng hứng thú và tự lập trong ăn uống hơn.

• Không cho trẻ ăn vặt hay uống các loại nước trái cây, nước ngọt trong vòng 1 giờ trước bữa ăn. Như vậy tới bữa trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

• Chuẩn bị thức ăn có độ thô, độ mềm phù hợp với con bạn. Nếu con bạn gặp khó khăn khi ăn một món nào đó, hãy thử cho trẻ ăn món khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Ví dụ, cho ăn yogurt thay vì uống sữa; thịt bằm thay vì để nguyên miếng; rau củ sống hoặc mài ra thay vì nấu chín

• Cho con bạn một số lựa chọn trong bữa ăn để khuyến khích tính độc lập của trẻ. Trẻ có thể thích và không thích một số món nhất định. Hãy tôn trọng điều đó. Chỉ có trẻ 2 chọn lựa thôi. Ví dụ, cho chúng chọn một trong hai loại trái cây hoặc hai loại nhân kẹp bánh mì sandwich.

• Tránh cho trẻ uống nước ngọt hoặc các thức uống có chứa chất kích thích. Không cho trẻ uống nước trái cây quá nửa ly mỗi ngày. Những loại thức uống này làm trẻ ăn không ngon miệng và chứa ít dinh dưỡng.

Không khí bữa ăn

• Cho trẻ ăn cùng với gia đình. Đây là một cơ hội tốt để trẻ học về thức ăn.

• Làm gương cho trẻ. Ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cho trẻ thấy bạn ăn một cách ngon lành! Trẻ em thường làm giống những gì bạn làm hơn là làm theo những gì bạn nói.

• Nếu bạn không thích một món nào đó cũng cố gắng đừng chê trách bé.

• Con bạn cần phải có những cảm xúc tích cực trong bữa ăn nên hãy làm cho giờ ăn thật thư giãn và luôn giữ bình tĩnh. La rầy và trừng phạt sẽ làm cho những trải nghiệm ăn uống của trẻ thêm căng thẳng và điều này ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ.

 • Cho phép trẻ một chút tự do độc lập. Bạn có trách nhiệm cho bé thức ăn (và quyết định thời điểm bữa ăn) và tạo ra một không khí ăn uống tích cực; con bạn có trách nhiệm quyết định sẽ ăn bao nhiêu, hoặc thậm chí có ăn hay không.

• Cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng trước giờ ăn. Nếu để trẻ mệt quá hoặc phấn khích quá cũng có thể làm giảm sự ngon miệng.

• Tránh mở TV, cho chơi trò chơi hoặc đồ chơi trong giờ ăn.

Phải quy định giờ giấc cụ thể

• Trẻ con cần giờ ăn cố định. Khi biết trước việc gì sắp xảy ra, chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Giờ ăn cần đều đặn và cố định.

• Quy định mỗi bữa ăn chính diễn ra từ 20 đến 30 phút, bữa phụ từ 10 đến 20 phút. Nếu quá giờ mà trẻ chưa ăn xong, cho phép chúng rời bàn hoặc nhẹ nhàng mang cất chén đĩa đi.

Khám phá thức ăn

• Chuẩn bị những bữa ăn trông hấp dẫn và vui. Ví dụ, cho trẻ thức ăn nhiều màu sắc, sắp xếp thành hình khuôn mặt người, và có vài món khoái khẩu của chúng.

• Thường xuyên cho trẻ thử các món khác nhau. Trẻ có thể cần đến 10 lần thử mới thích một món mới. Đừng cho rằng trẻ không chịu ăn một món nào đó khi mới thử một hai lần.

• Cho trẻ thời gian để khám phá và làm quen với những món mới. Khuyến khích chúng tham gia vào việc đi chợ, chuẩn bị, nấu nướng và tự phục vụ mình những món tốt cho sức khỏe.

Khen ngợi những hành vi tốt

• Dành cho trẻ nhiều cử chỉ khuyến khích: âu yếm, mỉm cười và khen ngợi.

• Tránh tập trung vào những hành vi "không ngoan" hoặc "có vấn đề" (ví dụ không chịu ăn rau, nhổ thức ăn).

• Mỗi bữa ăn nên khen trẻ ít nhất một lần (ví dụ "nhai giỏi"; "ăn rau giỏi").

Không gây áp lực cho trẻ

• Giữ bình tình; không bao giờ ép trẻ ăn.

• Cố gắng không dùng thức ăn để mua chuộc trẻ. Điều này làm trẻ có suy nghĩ rằng một số món ngon hơn những món khác. Những câu như "con ăn hết món đậu này rồi sẽ được ăn kem" dần dà sẽ gây tác dụng ngược. Có thể trẻ sẽ ăn hết món đậu để được thưởng kem nhưng cuối cùng trẻ thường sẽ càng ghét đậu hơn.

• Nếu trẻ bỏ bữa thì đừng cho trẻ ăn bù bằng những món trẻ thích. Bỏ một hai bữa cũng chẳng có hại gì đâu.

• Đừng nên dùng thức ăn làm phần thưởng mà có thể thưởng những thứ khác như một trò chơi điện tử yêu thích, được đi công viên, hình dán sticker hoặc tem sưu tập.

Phải làm gì khi trẻ không chịu ăn?

• Nếu con bạn từ chối ăn, hãy dừng bữa ăn và nghĩ xem lý do tại sao. Có phải trẻ được cho ăn vặt gần giờ cơm không? Trẻ có không khỏe trong người không? Có phải bạn bày ra nhiều đồ ăn quá trên dĩa của trẻ không?

• Nếu bữa này con bạn ăn ít thì đợi tới bữa sau mới cho ăn món khác.

• Hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn: có phải trẻ đã bỏ chỉ một bữa ăn hôm nay hay tuần này thôi không?

• Khi trẻ không ăn, tránh cho trẻ ăn bù bằng các món khác như sữa/yogurt/custard hoặc bánh. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra đây là phần thưởng khi từ chối ăn cơm.

Bên cạnh đó, cũng sẽ có những nguyên tắc ăn uống giúp trẻ ăn uống lành mạnh và không biếng ăn, mẹ tham khảo thêm nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo