• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuẩn bị cho thụ thai
  • > Mối hiểm họa từ việc sinh con muộn, những ai chưa có con nhất định phải lưu ý
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mối hiểm họa từ việc sinh con muộn, những ai chưa có con nhất định phải lưu ý

Mối hiểm họa từ việc sinh con muộn, những ai chưa có con nhất định phải lưu ý

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuẩn bị cho thụ thai
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong thời đại ngày nay, việc các chị em phụ nữ dành hết thời gian khi còn trẻ cho sự phát triển sự nghiệp và đợi đến khi lớn tuổi mới sinh con (tới 35 tuổi hoặc còn lâu hơn nữa) không phải là điều hiếm gặp. Làm mẹ không còn là sự ưu tiên hàng đầu nữa. (thậm chí việc lập gia đình cũng được quan tâm ít hơn so với trước đây, khi mà cuộc sống của người phụ nữ gắn liền với lấy chồng sinh con chứ không phải với sự nghiệp như hiện nay)

Thế nhưng cứ trì hoãn việc sinh là không tốt, nhất là sau tuổi 35, sẽ có nhiều nguy cơ cho thai kỳ. Vậy độ tuổi nào thích hợp nhất để sinh con. Hãy tham khảo những điểm dưới đây và có kết luận cho riêng mình nhé.

1. Khả năng thụ thai giảm đi khi mẹ lớn tuổi

Điều này rất dễ hình dung, mỗi phụ nữ khi được sinh ra đều mang một số lượng trứng nhất định, khi mẹ càng lớn tuổi thì số lượng trứng chứa trong buồng trứng của mẹ giảm đi. Nghĩa là mẹ càng trì hoãn việc mang thai thì mẹ càng tự đẩy bản thân mình gần hơn với khả năng không thể thụ thai. Cho nên trên thực tế, những phụ nữ trên 30 tuổi thường gặp những vấn đề về thụ thai bởi khả năng rụng trứng của họ giảm, có ít cơ hội thụ thai dù đã dừng những biện pháp tránh thai.

Ngoài ra, tuổi tác cũng sẽ làm tăng nguy cơ những tình trạng như lạc nội mạc tử cung, hoặc tắc ống dẫn trứng mà những tình trạng này sẽ gây nguy cơ khó thụ thai.

2. Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

Với những kỹ thuật hỗ trợ thụ tinh như hiện nay, việc thụ thai không còn là rào cản đối với những cặp vợ chồng lớn tuổi, nhưng những kỹ thuật này không thể giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé đối với những người mẹ lớn tuổi.

Ví dụ, xác suất em bé bị hội chứng Down là 1/1000 với những mẹ sinh con ở trên 30 tuổi, còn khi mẹ sinh con ở trên 40 tuổi, tỷ lệ này là 1/100, với những mẹ trên 45 tuổi thì tỷ lệ này là 1/30.

Nếu mẹ thụ thai khi đã lớn tuổi thì phép đo độ mờ da gáy sẽ là chỉ số cho biết nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh. Độ tuổi của mẹ thường là một nhân số nguy cơ cho những dị tật như hội chứng Down hoặc những dị tật di truyền khác. Khi tuổi mẹ tăng lên, nguy cơ sảy thai và chết non cũng tăng lên.

3. Tăng nguy cơ những biến chứng khi chuyển dạ

Những phụ nữ lớn tuổi cũng thường có cuộc chuyển dạ không suôn sẻ được như những mẹ còn trẻ, chẳng hạn thời gian chuyển dạ kéo dài hơn hoặc là mẹ phải cần đến sự hỗ trợ khi chuyển dạ như: thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp forceps hay sinh chỉ huy. Nguyên nhân là do tầng sinh môn còn chắc, sức rặn lại yếu hơn các sản phụ trẻ nên việc rặn không có hiệu quả cao. Trong nhiều trường hợp, mẹ phải sinh mổ.

4. Sức khỏe sinh sản giảm sút

Khi mẹ lớn tuổi, nguy cơ mắc phải những chứng bệnh liên quan đến lối sống như tiểu đường và cao huyết áp cũng cao hơn. Với những tình trạng này, việc thụ thai thường gặp khó khăn hơn. 

Do vậy, dù trong cuộc sống hiện tại, đôi khi tiền bạc đang "điều khiển" chúng ta nhưng khi liên quan đến việc thực hiện thiên chức làm vợ - làm mẹ, hãy giành lại quyền quyết định và quyền ưu tiên cho mình, đừng để tiền bạc "tiêm quyền" chúng ta nhé. Hãy lên kế hoạch sinh con sớm để mẹ con được vuông tròn nhé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo