• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuẩn bị cho thụ thai
  • > Nhất định phải làm những điều này trước khi mang thai nếu mẹ muốn con khỏe mạnh, bình thường
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nhất định phải làm những điều này trước khi mang thai nếu mẹ muốn con khỏe mạnh, bình thường

Nhất định phải làm những điều này trước khi mang thai nếu mẹ muốn con khỏe mạnh, bình thường

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuẩn bị cho thụ thai
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Những thế hệ trước, người ta luôn nghĩ có thai và sinh nở là một việc tự nhiên, là "trời cho gì thì được nấy". Nhưng ngày nay, các bà mẹ đã ý thức tự quyết định việc có thai và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ.

Cả vợ lẫn chồng đều cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý trước khi có ý định mang thai để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bé. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tránh những bối rối, khó khăn khi người vợ mang thai và sinh em bé. 

Một thai kỳ sẽ là tốt nhất nếu được lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải "vỡ kế hoạch". Có gì khác nhau giữa thai kỳ không có chuẩn bị và thai kỳ có sự chuẩn bị? Khác nhau nhiều lắm chứ. Hãy xem mẹ sẽ cần chuẩn bị những gì?

1. Gỡ bỏ những biện pháp tránh thai

Một khi quyết định sinh con, mẹ nên loại bỏ hẳn các biện pháp tránh thai như: vòng tránh thai, thuốc tránh thai... để đảm bảo khả năng thụ thai. Và kinh nghiệm cho thấy mẹ nên ngừng uống thuốc tránh thai khoảng 6 tháng trước thời điểm mẹ muốn thụ thai.

2. Tiêm phòng trước khi mang bầu

Những mũi tiêm phòng sau đây nên được thực hiện khi mẹ có kế hoạch sinh em bé.
Tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.

Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào đời.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học của cả 2 vợ chồng trước khi tiêm để có thêm dữ liệu và có thể tiêm phòng đối với cả bố và mẹ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này và phòng tránh nguy cơ bé bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B bẩm sinh nhé.

3. Kiểm tra sức khỏe trước khi có bầu

Mẹ nên tẩy giun sán trước khi có thai vì trong thời kỳ mang thai mẹ không thể tẩy giun. Ngoài ra, mẹ nên khám răng miệng vì bị bệnh răng miệng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ).

Khi thụ thai, BMI là chỉ số để biết cơ thể mẹ ra sao và cần chế độ như thế nào khi mang thai, do vậy việc kiểm tra BMI vào thời điểm này là cần thiết.

Mẹ nên hạn chế dùng thuốc tây, trừ những trường hợp bất khả kháng. Khi cần, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về kế hoạch có con của mình để có đơn thuốc phù hợp.

4. Dinh dưỡng
 
Đừng quên bổ sung Vitamin loại có Acid folic! Bắt đầu từ lúc có ý định mang thai, mẹ đã nên bổ sung Axit folic vào chế độ dinh dưỡng của mình rồi chứ không phải đợi đến khi có bầu. Mẹ nên bổ sung axit folic khoảng 3 tháng trước khi mang thai, kéo dài trong suốt thai kỳ. Axit folic được chứng minh là giúp làm giảm nguy cơ những bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống (spina bifida), bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não).

Chế độ ăn uống của mẹ nên bao gồm những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B như: B1, B2, B5, B6, B12,... Một chế độ ăn uống đầy đủ Vitamin sẽ góp phần tăng lên cơ hội thụ thai của mẹ.

Nếu mẹ là người nghiện cafe thì nên nghĩ đến việc cai dần. Nghiên cứu cho thấy chất caffein trong cafe chính là nguyên nhân làm giảm khả năng mang thai. Chất kích thích caffein làm suy yếu quá trình vận chuyển trứng tới tử cung thông qua việc việc ức chế sự co thắt của ống dẫn trứng. Mẹ có thể kiểm soát lượng caffein nạp vào cơ thể bằng cách xem lượng caffein trên thành phần của sản phẩm.

Không chỉ mẹ mà chế độ ăn uống của bố cũng ảnh hưởng tới sức khỏe phôi thai. Chính vì vậy, mẹ nên nhắc nhớ chồng mình hạn chế rượu bia và nước uống có gas, caffein,... để con được khỏe mạnh.

5. Giữ cho tâm lý ổn định

Rất nhiều bằng chứng khoa học đã khẳng định: stress là nguyên nhân không nhỏ khiến mẹ khó đậu thai. Vì vậy ngay từ lúc này mẹ hãy thật thoải mái tâm lý và có lối sống lành mạnh nhé!

Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái lúc này, có thể mẹ cảm thấy nóng vội, muốn thời gian trôi qua nhanh để biết chính xác mình đã thụ thai thành công hay chưa. Nhưng mẹ hãy điềm tĩnh lại, nếu thật sự mẹ có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nên đừng quá nóng vội mà hãy giữ tinh thần thoải mái và giữ cơ thể khỏe mạnh hơn lúc này.

Bạn nên đọc
Quảng cáo