• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Mụn giộp (Cytomegalovirus) trong thai kì
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Mụn giộp (Cytomegalovirus) trong thai kì

Mụn giộp (Cytomegalovirus) trong thai kì

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Cytomegalovirus là gì?

Cytomegalovirus (CMV) là một chủng của virus gây mụn giộp. Đây là loại virus thường truyền từ mẹ sang con khi mang thai. Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì, có khoảng 1% bé sơ sinh bị nhiễm bệnh, được gọi là CMV bẩm sinh.

Hầu hết các trẻ sơ sinh bị CMV bẩm sinh không có vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng một số trẻ bị bệnh nặng lúc sinh và có thể có những triệu chứng trong một thời gian dài. Một số trẻ khác biểu hiện khỏe mạnh lúc đầu nhưng xuất hiện triệu chứng giảm thính lực và một số biến chứng khác từ vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau đó. Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính có khoảng 1 trong số 750 trẻ sơ sinh bị khuyết tật hoặc xuất hiện biến chứng, đó là hậu quả của bệnh CMV bẩm sinh.

Khả năng nào tôi có thể truyền bệnh cho con nếu tôi bị nhiễm CMV?

Nó thùy thuộc vào thời điểm đầu tiên bạn bị nhiễm virus. Ít nhất 50% phụ nữ có kháng thể với CMV trước khi mang thai, nghĩa là họ đã bị nhiễm bệnh trước đó. (Hầu hết những người bị nhiễm CMV không xuất hiện bất kì triệu chứng nào, vì vậy bạn sẽ không biết nếu như bạn đã từng bị trước đó).

Cũng giống như virus gây bệnh mụn giộp, CMV vẫn tồn tại trong cơ thể bạn sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Virus này có thể hoạt động trở lại sau đó, đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn thương, thì bạn sẽ bị CMV tái phát.

Thật may mắn, nguy cơ lây truyền virus sang bé khi bị tái phát là rất thấp (CDC ước tính khoảng 1%) và nguy cơ bị các biến chứng còn thấp hơn. Vì vậy nếu lần đầu bị nhiễm CMV ít nhất 6 tháng trước khi có thai, thì nguy cơ truyền bệnh sang bé rất ít.

Tuy nhiên, nếu lần đầu bạn bị nhiễm virut là khi bạn đang mang thai thì nguy cơ truyền bệnh sang bé là rất cao. Khoảng 1-4% trường hợp chưa bị nhiễm bệnh trước đó sẽ bị nhiễm CMV lần đầu tiên khi mang thai. Trong số những phụ nữ này có khoảng 30-50% khả năng em bé sẽ bị nhiễm bệnh khi lọt lòng mẹ. Và khả năng em bé sẽ bị vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng từ virus này sẽ cao hơn.

Sức khỏe của bé có bị ảnh hưởng nếu bé bị nhiễm bệnh khi sinh ra hay không?

Khoảng 85-90% trẻ sơ sinh bị CMV bẩm sinh không có triệu chứng lúc sinh. Phần lớn những trẻ này vẫn khỏe mạnh và không có biến chứng liên quan đến CMV. (một số trẻ - khoảng 5-15%- xuất hiện biến chứng sau đó, thường là điếc).

Khoảng 10-15% trẻ sinh ra bị nhiễm CMV có biến chứng phức tạp lúc sinh, chẳng hạn bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương, chậm phát triển, đầu nhỏ bất thường, lách và gan to, vàng da, và phát ban do chứng chảy máu dưới da. Một số bé sẽ chết. Và lên đến 90% trẻ sống sót có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài, bao gồm điếc, khiếm thị, thiểu năng, và một số vấn đề về thần kinh.       

Tôi có thể bị nhiễm CMV như thế nào?

CMV lây trực tiếp từ người sang người khi tiếp xúc với chất dịch từ người mắc bệnh, chẳng hạn nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, dịch âm đạo, máu, nước mắt và sữa mẹ.

Bạn có thể bị nhiễm virus nếu như bạn dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn miệng, hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Bạn cũng có thể bị nhiễm CMV nếu bạn tiếp xúc với chất lỏng có mầm bệnh sau đó chạm vào miệng hoặc mũi mình.

Virus truyền từ mẹ sang con thế nào?

Trong quá trình mang thai, virus sẽ truyền cho bé thông qua nhau thai. Hoặc bé có thể bị nhiễm CMV do tiếp xúc với chất dịch mang mầm bệnh hoặc máu trong khi sinh hoặc bị nhiễm do sữa mẹ.

Hầu hết những đứa trẻ tiếp xúc với virus lúc sinh hoặc từ sữa mẹ (đặc biệt đối với những bé được sinh đủ ngày) xuất hiện ít hoặc không có triệu chứng hoặc các vấn đề về sau. Vì vậy những bà mẹ bị nhiễm bệnh có thể sinh bé thông qua cơ quan sinh sản, và hầu hết cho bé bú mẹ.

Làm thế nào để biết tôi bị CMV?

Nếu không làm xét nghiệm, bạn không thể biết được. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị nhiễm CMV trong quá khứ và thời điểm hiện tại trừ khi hệ thống miễn dịch yếu kém, dường như không xuất hiện biến chứng nào. Những người này thường có triệu chứng như bệnh tăng bạch cầu – như sốt, sưng hạch và đau họng. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt và đau nhức.

Xét nghiệm máu để kiểm tra CMV, nhưng nhiều thai phụ không làm. (Hiện nay cả CDC và ACOG đều khuyến cáo nên sàng lọc máu định kì). Nhưng bạn sẽ được kiểm tra trong một số trường hợp cụ thể, chẳng hạn nếu việc siêu âm nghi ngờ có sự liên quan đến CMV, bạn đột nhiên xuất hiện triệu chứng của sự lây nhiễm, hoặc bạn nghi ngờ bạn tiếp xúc với CMV trong thời gian gần đây.

Nên xét nghiệm nếu bạn tiếp xúc nhiều với trẻ nhỏ, đặc biệt nếu bạn làm việc ở trung tâm giữ trẻ hoặc nếu một đứa trẻ có tiếp xúc với trung tâm trẻ. Nhiều trẻ nhỏ bị nhiễm CMV, và chúng thường có xu hướng bị lây nhiễm trong một thời gian tương đối dài.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm CMV, bạn có thể tham khảo với bác sĩ những nguy cơ cao trong thai kì.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị nhiễm CMV?

Nếu việc xét nghiệm máu cho thấy bạn bị nhiễm bệnh trong thời gian gần đây, bạn sẽ cần làm siêu âm kĩ lưỡng để tìm ra sự liên quan giữa CMV đến sự phát triển bất thường của bé hoặc nhau thai. Bạn cũng có thể chọc ối để kiểm tra nếu bé bị nhiễm CMV, nhưng xét nghiệm này sẽ không cho bạn biết những vấn đề về sức khỏe của thai nhi khi bị nhiễm bệnh.

Tôi có thể làm gì để tránh lây nhiễm CMV khi mang thai?

Không có gì là sai để giữ an toàn để phòng tránh CMV, bạn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm và những bệnh truyền nhiễm bằng những biện pháp phòng ngừa sau:

Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với tã lót hoặc nước dãi của trẻ nhỏ. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong 15-20 giây.

Không hôn lên má hoặc miệng của trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. ( Bạn có thể hôn lên đầu bé hoặc ôm bé).

Không ăn chung, sử dụng chung dụng cụ ăn uống, hoặc ly uống nước với trẻ nhỏ.

Nếu bạn không có mối quan hệ một vợ, một chồng, hãy tuân thủ an toàn tình dục bằng cách sử dụng bao cao su và tránh quan hệ bằng miệng.

Nếu bạn làm công việc chăm sóc trẻ, hãy tìm cách để thay đổi công việc của bạn để bạn ít phải tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ, đặc biệt những bé từ 1-2.5 tuổi. Nếu không thực hiện được, hãy vệ sinh cẩn thận. Chẳng hạn, sử dụng găng tay cao su loại sử dụng 1 lần khi thay bỉm, và chắc chắn bỏ nó đi ngay sau đó và rửa tay với nước và xà phòng.

Bạn nên đọc
Quảng cáo