• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Những cách tăng sức đề kháng cho con
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những cách tăng sức đề kháng cho con

Những cách tăng sức đề kháng cho con

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Con ốm, con ho, con bị cảm, bị sốt… đều có thể khiến các bậc cha mẹ phát sốt theo – vừa vì xót con vừa vì thêm bao nhiêu việc phải làm. Bạn luôn ước con được mạnh khỏe, không bị ốm đau; nhưng có một thực tế là hàng ngày con đều tiếp xúc với vô số vi trùng và vi khuẩn. Bạn có thể bảo vệ con thế nào đây?

Thật không may rằng, theo khía cạnh nào  đó, bị ốm khi còn nhỏ lại là một việc bắt buộc phải xảy ra. Tất cả chúng  ta đều bước vào thế giới này với một hệ miễn dịch hoàn toàn non nớt.  Dần dần, qua những lần chống chọi liên tục với vi khuẩn, vi trùng cũng  như các sinh vật khác, trẻ nhỏ mới phát triển hệ miễn dịch của chúng –  điều này lí giải tại sao nhiều bác sĩ khoa nhi lại cho việc trẻ nhỏ mỗi  năm có khoảng 6 đến 8 đợt cảm lạnh, cúm hoặc viêm tai là hoàn toàn bình  thường.

Tuy vậy, cũng theo các chuyên gia, có những thói quen lành mạnh mà khi bạn làm theo sẽ tăng cường được sức đề kháng cho con trẻ. 

1. Nuôi con bằng sữa mẹ. 

Sữa mẹ chứa những tế bào bạch cầu và  những kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ  giúp con tránh được đáng kể những bệnh như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy,  viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu và chứng đột tử trẻ sơ  sinh. Các nghiên cứu cho thấy rằng sữa mẹ còn có thể làm tăng trí thông  minh của trẻ nhỏ và bảo vệ bé khỏi bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin  (tiểu đường tuýp 1), bệnh Crohn, viêm ruột kết và có thể cả một số loại  ung thư về sau này.

Sữa non – dòng sữa lỏng màu vàng tiết ra  trong những ngày đầu sau khi sinh – đặc biệt giàu các kháng thể chống  lại bệnh tật. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích các bà mẹ  cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 năm. Trong trường hợp điều kiện không cho  phép thì cũng cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 2 hay 3 tháng  đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho bé – vốn đã bắt đầu hình thành khi  con ở trong bụng mẹ. 

2. Tăng thời gian ngủ. 

Các nghiên cứu thực hiện với người trưởng  thành cho thấy thiếu ngủ có thể làm ta dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế  bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi  khuẩn và các tế bào ung thư. Với trẻ nhỏ cũng như vậy. Thật gay go, vì có rất nhiều nguyên nhân  có thể dẫn đến thiếu ngủ ở trẻ, như mải chơi hoặc được người lớn chiều  và không khép vào “kỷ luật”. 

Vậy trẻ con cần ngủ bao lâu? Khoảng thời  gian này tùy thuộc vào tuổi của con: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày,  trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng và trẻ trước độ tuổi đến trường cần  ngủ khoảng 10 tiếng. Nếu con bạn không thể hoặc nhất định không chịu ngủ  trưa hay ngủ những giấc ngắn trong ngày thì vào buổi tối hãy cố gắng  cho bé đi ngủ sớm hơn. 

3. Cung cấp nhiều trái cây và rau xanh hơn nữa. 

Cà rốt, đậu xanh, cam, dâu… đều chứa những chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng sức đề kháng như vitamin C và caroten. Dinh dưỡng thực vật có thể kích thích cơ  thể sản sinh nhiều tế bào bạch cầu chống lây nhiễm và nhiều interferon –  loại kháng thể bao phủ bề mặt của tế bào, ngăn ngừa virus xâm nhập.  Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng thực vật còn có thể bảo  vệ cơ thể khỏi những bệnh mạn tính như ung thư hay bệnh về tim ở tuổi  trưởng thành. Vậy nên bố mẹ hãy cố gắng cho con ăn 5 suất hoa quả và rau  xanh mỗi ngày. (Mỗi suất ăn khoảng 2 muỗng canh với trẻ đang tập đi, 1  và 1/4 chén với trẻ lớn hơn.) 

4. Cả nhà vận động. 

Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục làm  tăng số lượng tế bào xung kích tự nhiên ở người lớn, và theo các chuyên  gia về miễn dịch ở trẻ nhỏ thì vận động đều đặn cũng có thể mang lại lợi  ích tương tự cho trẻ nhỏ. Để rèn cho con thói quen tập luyện suốt đời,  bạn hãy là một tấm gương “sáng”, hãy tập thể dục cùng con thay vì chỉ  ngồi đó và thúc giục con ra ngoài trời vận động. Và thật may là có rất  nhiều hoạt động vận động kết hợp vui chơi dành cho cả gia đình, như chạy  bộ, đi xe đạp, chơi bóng…

(Còn tiếp)

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo