• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kiêng cữ trong thai kỳ
  • > Những điều cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những điều cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Những điều cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kiêng cữ trong thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trên thực tế thì bạn không thể nào tránh được hết tất cả các yếu tố gây sảy thai, thế nhưng bạn vẫn có nhiều cách để bảo vệ và giúp cho quá trình mang thai của mình được bình yên, khỏe mạnh và được "mẹ tròn con vuông".

Hiểu về rủi ro

Việc sảy thai xảy ra phổ biến vào giai đoạn trước tuần thai thứ 20. Cứ 5 phụ nữ thì sẽ có 1 người sẽ bị sảy thai ít nhất một lần trong đời. Có khoảng 10-25% phụ nữ mang thai bị sảy thai và hầu hết ở tuần thứ 13. Cũng có nhiều trường hợp phụ nữ có thai mà không hề hay biết, và lúc sảy thai họ cũng chỉ thấy như một kì kinh nguyệt đặc biệt nhiều. Phụ nữ dưới 35 tuổi có khoảng 15% nguy cơ sảy thai. Phụ nữ từ 35-45 tuổi, nguy cơ này sẽ tăng lên 20-35%. Trên 40 tuổi, nguy cơ này là 50%. Nếu bạn đã từng bị sảy thai, nguy cơ tiếp tục sảy thai của bạn sẽ vào khoảng 25%.

Xác định đâu là nguy cơ

Các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra hết các nguyên nhân gây nên sảy thai, nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là do các nhiễm sắc thể bất thường. Có nghĩa là trứng hoặc tinh trùng đã bị tổn thương, dẫn đến vấn đề trong lúc thụ tinh hoặc trứng thụ tinh không được cấy chắc chắn vào nội mạc tử cung. Nói cách khác, việc sảy thai là một quá trình loại bỏ tự nhiên các cá thể không khỏe mạnh. Một vài yếu tố khác cũng gây sảy thai như vấn đề về hormone, nhiễm trùng, sức khỏe của người mẹ không bảo đảm, tuổi tác của người mẹ... Sau khi sảy thai, nhiều phụ nữ luôn bị dằn vặt và cho rằng đó là lỗi của chính mình nhưng thực chất cho dù bạn có cẩn thận đến đâu, kiêng cữ cách mấy, nếu như thai nhi có các nhiễm sắc thể bất thường thì việc sảy thai là không thể tránh khỏi.

Khám phụ khoa

Khi quyết định sẽ mang thai, bạn nên khám phụ khoa để các bác sĩ kiểm tra và xác định được một số nhân tố có thể dẫn đến sảy thai của bạn sau này. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mang, bệnh lậu, mụn rộp... những bệnh này nếu không được chữa trị sẽ có khả năng khiến bạn bị sảy thai, cho dù bạn không hệ có biểu hiện gì của bệnh. Bạn cũng có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin về tình hình sức khỏe của bạn, của các thành viên trong gia đình, hoặc làm xét nghiệm gen di truyền để có thể phát hiện ra được những biến chứng nguy hiểm hoặc nguy cơ tiềm ẩn như rối loạn máu đông, hay tử cung bất thường...

Ngừng hút thuốc và chất kích thích

Nếu bạn có thói quen hút thuốc, đây là cơ hội thích hợp nhất để bạn cai thuốc. Những phụ nữ hút thuốc thường dễ gặp tình trạng chảy máu âm đạo khi mang thai và có nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Tất nhiên những loại chất kích thích cũng gây ra nhiều tác hại kinh khủng cho thai nhi như tổn thương não, dị tật bẩm sinh và làm tăng nguy cơ sảy thai. Hãy cố gắng bỏ thuốc lá và cai nghiện các chất kích thích trước khi bạn muốn thụ thai.

Tập thể dục thường xuyên

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên có kế hoạch luyện tập thể dục trước và trong lúc mang thai để tăng cường sức khỏe cũng như giảm nguy cơ bị sảy thai. Luyện tập thể lực còn giúp bạn chuẩn bị thể chất và tinh thần cho việc sinh nở, ngoài ra, các triệu chứng khó chịu của bà bầu như đau lưng, đầy bụng, mất ngủ, táo bón... cũng sẽ giảm bớt nếu bạn có chế độ tập luyện hợp lí. Thậm chí tập thể dục còn giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường thai kì nữa đấy.

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Những phụ nữ bị thiếu hay thừa cân đều có nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Nếu bạn đang bị thiếu cân, hãy tìm sự tư vấn của bác sĩ để có một chế độ bồi bổ, tăng cường dinh dưỡng và tăng cân nếu cần thiết. Nếu bạn bị thừa cân hay béo phì, bạn có thể nhờ đến bác sĩ để tìm những cách hạn chế lại sự tăng cân trong quá trình mang thai mà vẫn giữ được thai nhi khỏe mạnh.

Bổ sung axit folic

Bạn đã sẵn sàng có thai? Đây là lúc bạn cần bắt đầu bổ sung axit folic hàng ngày giúp bảo vệ thai nhi sau này khỏi những dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và giảm thiểu nguy cơ sảy thai.

Làm chủ sức khỏe

Các căn bệnh mãn tính như bệnh ngoài da, bệnh tiểu đường không kiểm soát, bệnh thận, bệnh tim hay ngay cả tình trạng tuyến giáp hoạt động kém cũng gia tăng khả năng bị sảy thai của bà bầu. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm cách khống chế các bệnh mãn tính bằng thuốc men hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt nếu cần thiết.

Tránh uống rượu

Một vài chuyên gia nói rằng nếu thỉnh thoảng chỉ uống một hai li rượu nhỏ thì cũng không thành vấn đề. Trong khi đó các nghiên cứu trên diện rộng lại cho thấy rằng việc uống rượu trong quá trình mang thai có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai của bà bầu. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên cắt bỏ hoàn toàn rượu bia trong quá trình mang thai - nhất là trong ba tháng đầu tiên rất dễ bị sảy thai - bởi vẫn chưa thể biết chính xác được số lượng giới hạn là bao nhiêu thì an toàn cho thai nhi.

Bạn nên đọc
Quảng cáo