• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Sinh con, dù sinh mổ hay sinh thường cũng đều đau cả!
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sinh con, dù sinh mổ hay sinh thường cũng đều đau cả!

Sinh con, dù sinh mổ hay sinh thường cũng đều đau cả!

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau và thể chất khác nhau để cảm nhận về cơn đau chuyển dạ; thế nên không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào: có người thấy đau ít và có người thấy đau nhiều. Có một điều bạn cần nhớ đó là sinh con là phải đau rồi, không đau sớm thì đau muộn thôi.

1/ Sinh nở thì chắc chắn là đau rồi!

Ngay cả khi bạn đăng ký dịch vụ sinh không đau - gây tê ngoài màng cứng thì sự thật là bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4cm. 4cm nghe có vẻ sẽ mở nhanh thôi, nhưng sự thật là có mẹ có thể phải chịu cơn đau đẻ hàng giờ, thậm chí cả ngày để chờ đến giờ G mới được gây tê. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.

Sau đó, khi hết thuốc tê thì lúc này bạn phải chịu đựng cơn đau của vết rạch tầng sinh môn (nếu sinh thường), vết mổ (nếu sinh mổ) đính kèm cơn đau co dạ con. Cơn đau này kéo dài vài ngày, có khi cả tuần.

 2/ Không phải cứ truyền thuốc gây tê là hết đau

Thỉnh thoảng có những trường hợp mẹ nhận được sự phân tán không đều của thuốc. Lúc này, thuốc chỉ có tác dụng ở một phía, phía còn lại vẫn phải chịu tác động rất nhiệt tình của những cơn gò tử cung. Thế nên, gây tê ngoài màng cứng chưa chắc giảm đau 100% cho tất cả các bà bầu khi sinh. (Dĩ nhiên là chỉ vài trường hợp rơi vào hoàn cảnh trớ trêu này thôi ạ, và bác sĩ sẽ có cách xử lý cấp tốc; miễn là mẹ trình bày tình trạng cụ thể của mình cho bác sĩ biết).

 3/ Gặp lại cơn đau khi thuốc tê hết tác dụng lúc bắt đầu rặn đẻ

Khi tử cung mở 4cm, mẹ bầu được phép tiêm thuốc gây tê màng cứng; tuy nhiên thuốc gây tê có thể hết tác dụng ngay lúc tử cung đủ độ mở để thai nhi chào đời. Lý do là vì thuốc gây tê có thể không có tác dụng nhiều ở những dây thần kinh xung quanh xương chậu. Thế nên mới có nhiều trường hợp mẹ bầu tuy không phải chịu đau lúc tử cung mở, nhưng lại phải chịu cơn đau lúc rặn đẻ.

 4/ Đau “hậu sinh”

Sau sinh, tử cung co lại trở về kích thước và vị trí trước khi mang thai, do đó mẹ sẽ phải chịu đựng những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn co bóp mạnh của tử cung sẽ tống tháo các chất dư thừa (sản dịch và máu cục) ra ngoài cơ thể mẹ. Quá trình này bắt đầu ngay sau khi sinh và kết thúc trong vòng 4 đến 6 tuần. Các cơn đau tử cung xảy ra thường xuyên hơn ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì cơ tử cung yếu dần sau những lần sinh nở, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.

Sinh nở, làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Sau giai đoạn khó khăn khi sinh con, mẹ sẽ được an ủi rất nhiều khi con yêu khôn lớn khỏe mạnh. Các mẹ hãy cố lên nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo