- Trang chủ
- > Sách
- > Phục hồi sau sinh
- > Những điều sẽ xảy ra cho âm đạo của mẹ sau khi sinh con
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những điều sẽ xảy ra cho âm đạo của mẹ sau khi sinh con
- Tác giả:
- Thể loại: Phục hồi sau sinh
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Tất cả bắt đầu khi mẹ lên kế hoạch cho sự xuất hiện của em bé. Cơ thể mẹ thay đổi từ khi mang thai cho đến lúc lâm bồn, cho đến sau khi em bé chào đời, âm đạo của mẹ cũng sẽ thay đổi theo.
Dưới đây là những chia sẻ chân thật từ các bà mẹ có kinh nghiệm, họ sẽ tiết lộ 9 điều mà các bác sĩ sẽ không bao giờ cho mẹ biết về âm đạo sau khi sinh.
1. Mẹ sẽ bị són tiểu
Mẹ đừng quá hoảng hốt khi mẹ có vẻ tiểu tiện không kiểm soát sau sinh nhé! Mẹ có thể bị són tiểu trong quá trình bài tiết, nâng vật nặng, hắt hơi hoặc thậm chí ho.
Vì vậy, để chuẩn bị cho điều này, mẹ phải thực hành một số bài tập Kegel để săn chắc cơ bắp vùng chậu.
2. “Cô bé” của mẹ sẽ “rộng rinh”
Trong quá trình chuyển dạ, âm đạo của mẹ sẽ giãn rộng đến 10 cm, và vùng xương chậu của mẹ cũng giãn nở tương ứng, nhằm mở đường cho em bé ra ngoài. Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường thì vùng âm đạo vẫn giãn nở nhé. Đối với sinh mổ, nếu mẹ đã "rặn" trước đó thì vùng cổ tử cung, tầng sinh môn và toàn bộ khu vực âm đạo sẽ bị thai nhi đặt một áp lực lớn lên đó làm âm đạo kéo giãn ra.
Nhiều mẹ có cảm giác vùng kín "rộng rinh", không ôm chặt khi quan hệ lại với chồng và cảm thấy lo lắng cho hạnh phúc hôn nhân. Nhưng mẹ ơi, “cô bé” sẽ từ từ thu hẹp kích thước lại. Trong vài ngày đầu sau sinh, phần bị sưng tím ở âm đạo sẽ dần thuyên giảm, các cơ ở âm đạo sẽ bắt đầu co bóp thu hẹp kích thước “cô bé” lại.
Đối với mẹ bị rạch tầng sinh môn, quá trình phục hồi đáy chậu diễn ra chậm hơn. Thông thường phải mất 3-4 tuần thì vết khâu mới lành hẳn. Sau đó quá trình phục hồi và thu hẹp kích thước âm đạo mới bắt đầu. Các mẹ nên tập các bài Kegel để giúp âm đạo thu nhỏ và săn chắc, các cơ ở đáy chậu khỏe mạnh và đàn hồi tốt hơn.
3. Mẹ “cai” chồng đến ít nhất 6 tuần
Hai vợ chồng có thể yêu trở lại sau ít nhất là 6 tuần nhé mẹ, đây là thời gian để “cô bé” hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, sau 6 tuần, mẹ có thể gặp tình trạng khô rát khi quan hệ tình dục, mẹ có thể dùng gel bôi trơn hoặc nhờ bác sĩ tư vấn nhé!
4. Âm đạo của mẹ sẽ bị sưng to
Trong khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể của mẹ gia tăng đến tối đa. Khi em bé phát triển chiều cao và cân nặng trong bụng mẹ, thì âm đạo của mẹ cũng to theo. Âm đạo của mẹ to ra nhưng có khi không đổng đều đấy. Mẹ đừng ngạc nhiên khi một bên của âm đạo có thể to hơn bên kia. Nhưng mẹ yên tâm là sau khi sinh con vài tháng, âm đạo của mẹ sẽ dần hồi phục về lại kích thước ban đầu.
5. Vùng kín của mẹ nặng mùi hơn
Sau khi sinh, cơ thể của mẹ sẽ nặng mùi hơn, đặc biệt là vùng kín. Điều này có thể gây ra chút khó chịu khi mẹ gần gũi lại với chồng. Để có thể cải thiện điều này, sau khi xuất viện về nhà, mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, và xông hơ đều đặn cơ thể với lá tắm dành cho bà đẻ. Cách 2,3 ngày mẹ xông hơ một lần, đặc biệt là xông hơ kỹ vùng kín, mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng và thơm tho hơn.
6. Âm đạo của mẹ có thể bị “hao mòn”
Nếu đây là em bé đầu tiên của mẹ, thì mẹ có nhiều khả năng bị hơn là đứa con thứ hai. Mặc dù âm đạo và khu vực tầng sinh môn của mẹ co giãn tốt, mẹ vẫn có thể bị “hao mòn” khi em bé chào đời. Bởi vì cổ tử cung phải nở đủ lớn, để cho em bé đi qua hoàn toàn. Âm đạo của mẹ hoặc có thể rách, hoặc mẹ sẽ bị cắt tầng sinh môn (một vết cắt nhỏ thực hiện nơi đáy chậu).
7. Mẹ sẽ phải đối mặt với các vết khâu âm đạo
Đây là một thử thách đau đớn, nếu mẹ bị rạch tầng sinh môn mẹ sẽ phải đối mặt với các vết khâu âm đạo. Thông thường, vết khâu có thể tự chữa lành từ 7 đến 15 ngày sau sinh, nhưng đối với một số mẹ sự phục hồi sẽ là vô cùng đau đớn.
Những vết rách này làm cho mọi hoạt động thể chất như ngồi hoặc ngồi xổm khó khăn hơn, việc tiểu tiện cũng làm mẹ đau rát không kém, và trong một số trường hợp, thậm chí có thể gây ra sưng và nhiễm trùng ở vùng âm đạo. Và mẹ phải mất nhiều thời gian hơn để có thể “yêu” trở lại.
Tuy nhiên, làm mẹ là trải nghiệm tuyệt đẹp, và một khi mẹ đã vượt qua những vấn đề này, mẹ sẽ yêu thích tất cả mọi thứ của nó.
8. Sản dịch sau sinh sẽ kéo dài vài tuần
Sản dịch hay còn gọi là dịch tiết âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mảng ô hoại tử bong ra từ lớp niêm mạc cổ tử cung. Theo đó trong vài ngày đầu sau sinh, sản dịch của mẹ sẽ chứa nhiều máu có màu đỏ tươi giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên càng về sau sản dịch sẽ ra ít hơn và có màu hồng nhạt. Cho đến 10 ngày tiếp theo, sản dịch sẽ ra rất ít chỉ là chất dịch có màu trắng hoặc màu vàng. Và sau từ 2-4 tuần thì chất màu trắng sẽ giảm và mất hẳn.
9. Mẹ sẽ có kinh trở lại sau vài tháng
Việc có kinh trở lại sau sinh rất khác nhau đối với mỗi người mẹ. Có mẹ tận 8 tháng sau mới có, nhưng có mẹ chỉ sau 2 tháng là có trở lại. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng khi mình có kinh trở lại sớm hơn hoặc muộn hơn so với người khác nhé! Và khi mẹ đã có kinh trở lại, nếu mẹ sinh mổ hoặc chưa muốn có thêm con ngay thì mẹ nên áp dụng biện pháp tránh thai nhé! Hiện nay, có nhiều biện pháp tránh thai, để cảm thấy yên tâm mẹ có thể tư vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa.
Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ sau sinh:
Mặc quần rộng rãi, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín.
Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón. Sau khi đi vệ sinh nên dùng nước rửa sạch sau đó lau khô. Cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì môi trường ẩm ướt cũng dễ bị viêm nhiễm.
Nếu bí tiểu (thường gặp ở các ca sinh khó), mẹ có thể chườm nóng, xoa nhẹ bụng dưới.
Sau sinh chỉ nên nằm bất động trên giường từ 8-10 giờ sau đó nên tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo chuyên môn để giúp cơ thể thích nghi dần với cuộc sống và hạn chế đau sau sinh. Tuy nhiên, ban đầu lưu ý ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, chậm rãi đứng thẳng lên để tránh bị choáng. Nếu thấy chóng mặt, mẹ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh bị ngất, ngã.
Tuyệt đối không giao hợp trong ít nhất 1 tháng đầu sau sinh, hoặc tốt nhất là 2 tháng vì cơ quan sinh dục chưa kịp phục hồi sẽ rất dễ tổn thương.
Nếu âm đạo đau nhức có thể dùng nước đá chườm trong thời gian vài ngày sau sinh. Nếu vẫn không khỏi thì phải báo cho bác sĩ.
Nếu được may lại tầng sinh môn sau sinh thì vết may cần được kiểm tra (xem có sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ… hay không) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.