• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Những thực phẩm gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển CÂN NẶNG của trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những thực phẩm gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển CÂN NẶNG của trẻ

Những thực phẩm gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển CÂN NẶNG của trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Việc hình thành nên một nếp sinh hoạt và thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt thời thơ ấu là rất quan trọng để khuyến khích những thói quen này cho cả cuộc đời. Trẻ con học qua hình mẫu, cha mẹ là những tấm gương tốt nhất cho con cái để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Tất cả những gì mẹ cần biết về chất béo

Chất béo là một trong những thành phần dinh dưỡng chính của thực phẩm. Đó là thành phần nhiều năng lượng nhất và góp phần gây ra tình trạng thừa cân.

Loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi bữa ăn không được khuyến khích. Chất béo cung cấp những vitamin quan trọng không tìm thấy trong các loại thực phẩm khác.

Có một số loại chất béo tốt hơn các loại còn lại; các chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn về các loại chất béo này.

Một chế độ ăn giảm bớt chất béo nhìn chung phù hợp với trẻ trên 2 tuổi. Nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ này với con của bạn.

Kiểm tra nhãn mác trên bao bì thực phẩm để xem lượng chất béo. Nên chọn những sản phẩm có ít hơn 10g tổng số chất béo/100g.

Tất cả những gì mẹ cần biết về đường

Đường là một loại carbonhydrate cung cấp thêm năng lượng cho chế độ ăn của trẻ. Có dạng đường trắng, đường thô hay đường nâu và siro bắp hoặc siro glucose. Quá nhiều đường có thể góp phần gây thừa cân và các vấn đề khác về sức khỏe như sâu răng.

Chúng ta dễ dàng tiêu thụ một lượng đường dư thừa thông qua nước ép trái cây, nước ngọt và nước trái cây lên men. Đường cũng có nhiều trong chocolate, kẹo và các món ăn vặt như thanh hỗn hợp yến mạch hay dùng để ăn sáng.

Vào những dịp đặc biệt có thể cho trẻ ăn một chút ngọt.

Bạn nên chọn những loại thực phẩm mà trên nhãn ghi không chứa quá 10 – 15g đường/100g.

Tất cả những gì mẹ cần biết về thực phẩm "rác"

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo và/hoặc đường mà không chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần cho sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng thích những món ăn này nếu được cho ăn thường xuyên. Chỉ nên cho trẻ ăn vào những dịp đặc biệt

Thực phẩm "rác" bao gồm:

Khoai tây chiên

Chocolate

Kẹo

Kem

Bánh ngọt

Thanh hỗn hợp yến mạch, thanh thực phẩm

Bánh quy ngọt

Bánh nướng có nhân ngọt (pie), bánh cuộc xúc xích

Các món chiên mua mang đi

Thịt và xúc xích chế biến sẵn

Còn đồ uống thì sao?

Nước nên là thức uống chính của trẻ. Nước luôn có sẵn, không chứa đường và phụ gia thực phẩm, không chứa năng lượng.

Hạn chế nước trái cây lên men, nước ngọt, nước uống thể thao và nước ép trái cây.

Hầu hết trẻ đều thích uống nước nếu được khuyến khích uống từ sớm.

Để một bình nước trong tủ lạnh cho lạnh. Bạn có thể cho thêm đá bào hoặc vài lát trái cây (chanh, cam, dưa leo, lá bạc hà).

Cho trẻ uống sữa và bữa phụ. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể uống sữa giảm bớt chất béo; trẻ 5 tuổi trở lên có thể uống sữa không béo.

Bảng dưới đây chỉ ra lượng đường chứa trong một số thức uống phổ biến:

Nước ngọt loại 375ml: 9 – 14 muỗng cafe đường

Nước ngọt có vị trái cây: 250ml: 5 muỗng cafe đường

Nước ép trái cây loại 250ml: 4 muỗng cafe đường

Nước trái cây lên men  250ml: 4 muỗng cafe đường

Sữa tươi có hương vị nhân tạo  250ml: 2.5 muỗng cafe đường

Nước: 250ml: không

Vai trò của vận động đối với các bé

Tập luyện và vận động đều đặn là một phần cần thiết để duy trì cân nặng và sức khỏe tốt. Tài liệu hướng dẫn hoạt động thể chất quốc gia chỉ ra rằng:

Mỗi ngày trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nên vận động vừa đến mạnh tối thiểu 60 phút (cho đến vài tiếng)

Trẻ nhỏ và thanh niên không nên sử dụng các thiết bị điện tử quá hai giờ mỗi ngày.

Khuyến khích con bạn tập luyện thể thao như một thói quen hàng ngày. Cả gia đình cùng tham gia là rất quan trọng.

Một số hoạt động gợi ý:

Chơi ngoài trời

Đi bộ tới trường

Đạp xe đạp ngoài công viên

Mang banh ra công viên chơi đá banh, bóng rổ

Bơi ở hồ bơi hoặc biển có người lớn giám sát

Dẫn chó đi dạo

Nhảy dây

Thả diều

Tham gia một câu lạc bộ thể thao

Đi dạo

Khuyến khích trẻ tham gia việc nhà như quét sân, quét nhà

Trượt patin

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo