• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phục hồi sau sinh
  • > Nỗi "ám ảnh" sau khi sinh
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Nỗi

Nỗi "ám ảnh" sau khi sinh

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phục hồi sau sinh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Các mẹ sữa bơi hết vào đây để kiểm chứng xem đây có phải là nỗi sợ hãi của các mẹ sau sinh hay không nhé. Nói chính xác, đó là những nỗi ám ảnh khủng khiếp sau ca vượt cạn của mẹ sữa.

1. Sợ ăn kiêng

Ăn kiêng là nỗi ám ảnh của các bà mẹ sau sinh, nhất là khi sinh con đầu và ở cùng… mẹ chồng. Bởi lẽ, các mẹ sinh con đầu lòng chưa hề có khái niệm gì về ăn kiêng sau sinh cả, nên dễ bị sốc khi thực đơn quanh đi quẩn lại mấy món: “heo 6 món”, móng giò hầm đu đủ… thậm chí các mẹ ít sữa còn phải nhắm mắt nhắm mũi gặm… chân chó. Nếu ở với mẹ đẻ còn có thể than thở, mè nheo đòi đổi món, chứ dâu mới mà ở với gia đình chồng thì chỉ còn biết cắn răng chịu đựng nếu không muốn bị nói là “chỉ biết sướng thân, không nghĩ gì đến con”.

 2. Sợ nằm than

Nằm than, tránh gió là thói quen kiêng cữ của “các cụ” khiến các sản phụ hãi hùng. Không chỉ hơ than cho em bé, các mẹ sữa cũng nằm trong diện “cần xông hơ” để giữ sức khỏe và nhanh co tử cung. Thật ra, xông hơ cũng cần thiết, nhưng thay vì dùng than như các cụ ngày xưa, các mẹ sữa nên xông hơ bằng thảo dược giúp cho máu huyết lưu thông và làm ấm cơ thể. Lửa than có nhiều khí CO rất có hại cho mẹ và bé. Phòng ngủ của mẹ và bé cũng nên thoáng khí và có ánh nắng mặt trời.

 3. Sợ cho con bú

Thời gian đầu mới sinh, lúc sữa về căng tức bầu ngực, các bà mẹ sợ luôn cả việc cho con bú. Chưa kể, với những mẹ sữa bị tắc tia sữa, bầu vú cương cứng, vừa đau, vừa nóng, thậm chí còn sốt cao gây đau đớn, mẹ sẽ vô cùng sợ hãi mỗi khi thấy con đói và đòi ăn. Tuy nhiên, tình yêu sẽ chiến thắng nỗi sợ hãi. Trừ trường hợp tắc tia sữa nặng cần phải nhờ bác sĩ can thiệp thì những trường hợp căng sữa thông thường sẽ dần hết trong vòng vài ba ngày.

 4. Sợ vận động

Không có gì ám ảnh hơn với các bà mẹ mới sinh, nhất là sinh mổ, mà mọi người xung quanh đều hối phải vận động đi lại để tránh tắc ruột. Vừa trải qua một cuộc vượt cạn đầy đau đớn, các mẹ lại phải chịu cảnh “hành xác”. Nhưng quả thật, vận động sau sinh sẽ giúp các mẹ mau lấy lại sức, tránh viêm tắc tĩnh mạch do sản dịch không ra nhiều, giúp phục hồi thần kinh, thúc đẩy sự co rút của tử cung và cơ tầng sinh môn... Thành ra, dù đau đớn nhưng các mẹ phải vừa ôm bụng, vừa đi lại, vừa nhăn nhó rên rỉ.

5. Sợ táo bón

Nhiều mẹ sữa sau sinh ám ảnh chuyện đai-tiểu tiện. Có mẹ kể, mỗi lần vào WC là phải cả tiếng đồng hồ, mồ hôi toát ra như tắm dù trơi đang rét, vô cùng khổ sở. Sau sinh, người mẹ do mất máu, mất sản dịch nên cơ thể mất nước nên rất dễ bị táo bón. Nếu bạn nằm nhiều, ít vận động kéo lại càng khiến chứng táo bón được dịp hoành hành. Tình trạng táo bón này sẽ càng trở nặng nếu bạn ăn kiêng quá đà, ít ăn rau xanh và chất xơ. Cách tốt nhất để “bảo vệ bản thân” lúc này là ăn rau, trái cây, uống nhiều nước, chịu khó vận động.

6. Sợ chiều chồng

Tính trạng khó khăn khi khởi động lại nhịp sống phòng the là vấn đề chung của các chị em. Tâm lý sợ đau sau cuộc vượt cạn, tự ti vì cơ thể kém hấp dẫn, lại thêm phần mệt mỏi căng thẳng, trầm cảm do phải chăm sóc con nhỏ và nhất là hiện tượng khô âm đạo và suy giảm ham muốn tình dục trong thời kỳ cho con bú… khiến các mẹ sữa thường từ chối chiều chồng. Các mẹ không nên căng thẳng quá vào vấn đề này, thay vào đó hãy chia sẻ với người bạn đời để có thái độ tích cực. Thựa tế, những tư thế nhẹ nhàng sẽ tránh tổn thương đến mẹ sữa khi quan hệ, sau khi cơ thể bạn đã phục hồi.

Bạn nên đọc
Quảng cáo